Cây cẩm lai công trình là một loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao. Tuy nhiên không phải cũng biết cách nhận dạng cây cẩm lai đúng.
Cây gỗ cẩm lai có tên khoa học là Dalbergia Oliveri Gamble, tiếng anh gọi là Vietnamese Rosewood. Tại Việt Nam cây cẩm lai là một loại cây lấy gỗ quý hiếm, phân bố nhiều tại các tỉnh miền Trung ( Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa,…), các tỉnh miền núi Tây Nguyên ( Gia Lai, Đak Lak, Dak Nong, Lâm Đồng,…) và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ ( Tây Ninh, Bình Phước,…).
Gỗ của cây cẩm lai rất cứng, bền đẹp, ít bị nứt do khí hậu và chống mối mọt rất tốt, có mùi hương thơm khá đặc biệt, nên được có giá trị kinh tế cao. Gỗ cẩm lai rất được ưa chuộng trong sản xuất các món đồ mỹ nghệ và nhạc cụ gỗ cao cấp. Đặc biệt, gỗ trắc và gỗ lõi đều có thể sử dụng được và mang lại giá trị xuất khẩu rất cao.
Cây cẩm lai mọc rải rác hoặc thành quần thể nhỏ, có thể tìm thấy loài cây này trong cả ba kiểu rừng: bằng lăng mưa mùa nhiệt đới trên nền đất thấp, độ cao 100 - 700m, thậm chí cho tới 1200m so với mặt nước biển; rừng cây hỗn giao tre nứa, rừng bán rụng lá cây họ Dầu và rừng cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới trên đất thấp.
Cây gỗ cẩm lai có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều nền đất khác nhau, ưa chuộng và phát triển tốt nhất trên nền đất Bazan vàng đỏ hoặc đất bồi tụ tầng dày. Ngoài ra cây còn mọc ở những nơi có mặt đất bằng phẳng, độ dốc thấp, thường là ở ven sông, suối có độ ẩm cao.
Cây cẩm lai công trình ưa sáng, khi nhỏ có thể chịu được khi bị che bóng râm, lớn lên cây sẽ cần nhiều ánh sáng, thường chiếm tầng cao của tán rừng. Cẩm lai là loài cây công trình sinh trưởng chậm, ra hoa vào tháng 4-5 và quả chín vào tháng 6-12, có khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi tốt.
Bởi đặc tính sinh trưởng kém hơn so với các cây thân gỗ khác nên cần đặc biệt chú ý cách trồng cây cẩm lai công trình:
Một số nguyên tắc cơ bản trong quy trình áp dụng cách trồng cây cẩm lai công trình:
Hiện nay các sản phẩm làm từ gỗ cẩm lai rất dễ bị nhầm lẫn hoặc làm giả vì có khá nhiều điểm tương đồng với một số loại gỗ giá trị thấp khác. Vì vậy, bạn nên biết cách nhận dạng cây cẩm lai công trình.
Về hình dáng bên ngoài chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường:
Dựa vào mặt cắt tròn của thân cây gỗ cẩm lai cũng là cách nhận dạng cây cẩm lai công trình. Trên phần mặt cắt ngang thân, phần gỗ dác và gỗ lõi có sự phân biệt rõ ràng về màu sắc, gỗ dác có màu xám ngả vàng hoặc xám trắng, còn phần gỗ lõi màu nâu ngả hồng ánh tím hoặc nâu vàng, để lâu ngày sẽ đổi thành màu nâu thẫm.
>> Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa cây chuông vàng công trình
Do vân gỗ cây cẩm lai rất đẹp nên khi tạo ra các sản phẩm nội thất, người thợ chỉ phủ lên bên ngoài một lớp vật liệu không màu, từ đó giúp bận phân biệt gỗ cẩm lai thiệt. Nhìn chung gỗ cẩm lai có màu tươi sáng và bền màu hơn gỗ Trắc, các đường vân gỗ màu nếp cẩm đẹp tinh xảo.
Dựa vào cấu tạo của gỗ, bạn có thể nhận dạng cây cẩm lai qua các đặc điểm sau:
Cây cẩm lai tái sinh bằng hạt và chồi mạnh, cây non có lá chét màu đỏ đun, vàng cam hoặc hồng nhạt, lá cây non có hình giống với lá cây trưởng thành. Cây cẩm lai nhỏ ưa sáng nhưng vẫn có thể sinh trưởng chậm trong môi trường che bóng râm.
Liên hệ Vườn Hưng Thịnh nếu bạn muốn nhận tư vấn thêm về cách trồng cây cẩm lai công trình hoặc mua cây cẩm lai giống khỏe. Vườn Hưng Thịnh cũng là địa chỉ cung cấp cây công trình, cây ăn quả giống quen thuộc của nhiều người. Hưng Thịnh chuyên cung cấp các dòng cây nhập khẩu từ Thái Lan chất lượng như:
Liên hệ:
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cay-cam-lai-a73835.html