Người bệnh gan ăn trứng gà được không? Ăn trứng có tốt cho gan không?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của người bị xơ gan. Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây liệu bệnh gan ăn trứng gà được không nhé!

1Tìm hiểu về một số bệnh gan

Xơ gan là gì?

Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan tạo thành sẹo do tổn thương trong thời gian lâu dài. Các mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh và ngăn cản gan hoạt động bình thường. Xơ gan là giai đoạn cuối của các bệnh lý gan mãn tính.

Tổn thương gan do xơ gan thường không thể phục hồi được. Tuy nhiên, nếu xơ gan được chẩn đoán, điều trị sớm có thể hạn chế và ngăn chặn tình trạng xơ gan trở nên trầm trọng hơn.[1]

Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan tạo thành sẹo do tổn thương trong thời gian lâu dài

Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan tạo thành sẹo do tổn thương trong thời gian lâu dài

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan là cơ quan lớn nhất bên trong cơ thể giúp tiêu hóa thức ăn, dự trữ năng lượng và loại bỏ chất độc. Bệnh gan nhiễm mỡ (thoái hóa mỡ gan) là tình trạng mô tả sự tích tụ chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan.[2]

Gan nhiễm mỡ được phân loại dựa trên nguyên nhân và các tình trạng liên quan gồm:

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo trong gan

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo trong gan

2Trứng gà là gì? Giá trị dinh dưỡng của trứng gà

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Mỗi 100g trứng gà chứa khoảng 131 kcal.[3]

Protein trong trứng gà có chất lượng cao nhất và thường được dùng làm tiêu chuẩn để đo lường chất lượng của các nguồn protein khác. Ngoài ra, trứng rất giàu vitamin B2, vitamin B12, vitamin D, vitamin A và một số vitamin B khác như folate, biotin, axit pantothenic, choline cùng các khoáng chất và nguyên tố vi lượng thiết yếu.

Lòng đỏ chỉ chiếm hơn một phần ba quả trứng nhưng có thể cung cấp 3/4 lượng calo. Lòng trắng trứng lại cung cấp hơn một nửa tổng lượng protein và riboflavin.

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng không cao, nhưng chúng lại có khả dụng sinh học cao, giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng hiệu quả hơn so với nhiều nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.[4]

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

3Người bệnh gan nên ăn gì?

Những loại thực phẩm cần thiết cho người bệnh gan

Người bệnh gan cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo giảm tải công việc cho gan. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng và tổn thương thêm cho gan.

Chế độ ăn cho người bệnh gan cần bổ sung các loại thực phẩm sau:

Chế độ ăn cho người bệnh gan cần bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và omega-3

Chế độ ăn cho người bệnh gan cần bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và omega-3

Những thực phẩm người bệnh gan cần tránh

Bên cạnh các loại thực phẩm nên tiêu thụ, người bệnh gan cũng nên tránh các thực phẩm như:

Người bệnh gan nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol, hạn chế bệnh trở nên trầm trọng hơn

Người bệnh gan nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol, hạn chế bệnh trở nên trầm trọng hơn

4Bệnh gan ăn trứng gà được không?

Có nhiều ý kiến cho rằng chế độ ăn giàu cholesterol không tốt cho các bệnh lý về gan, trong khi trứng gà lại là thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, người bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn trứng nhưng chỉ nên ăn lòng trắng, không ăn lòng đỏ vì các lý do sau:

Do đó, người bị bệnh gan không nên ăn liên tục vì lượng dinh dưỡng trong trứng khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, tăng áp lực lên gan. Trung bình mỗi tuần, người bị xơ gan và cả gan nhiễm mỡ chỉ nên ăn từ 1 - 3 quả trứng luộc thay vì chiên hay rán.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp xơ gan, gan nhiễm mỡ giai đoạn 3, 4 nên loại bỏ hoàn toàn trứng ra khỏi thực đơn, thay vào đó bổ sung protein bằng các nguồn thực phẩm khác để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Người bệnh gan vẫn có thể ăn trứng nhưng chỉ ăn lòng trắng, không ăn lòng đỏ

Người bệnh gan vẫn có thể ăn trứng nhưng chỉ ăn lòng trắng, không ăn lòng đỏ

5Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Một số lưu ý khi ăn trứng để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe:

Không nên ăn quá nhiều trứng, chỉ 3 - 4 quả/tuần, không quá 1 quả/ngày

Không nên ăn quá nhiều trứng, chỉ 3 - 4 quả/tuần, không quá 1 quả/ngày

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin về lượng trứng nên tiêu thụ cho những người bệnh gan. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/an-trung-nhieu-bi-gan-a66151.html