Công dụng của cây vạn niên thanh

1. Tìm hiểu chung về cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh (tên khoa học: Rohdea japonica Rosh) thuộc họ ráy (araceae - một loại thực vật lá mầm). Vạn niên thanh thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 35 - 40cm, thân dày khoảng 1 - 1,5cm. Rễ cây ngắn, to, chia thành nhiều đốt và mỗ...

Đọc thêm

2. Công dụng của cây vạn niên thanh là gì?

Ở Việt Nam, cây vạn niên thanh thường được trồng làm cảnh với ý nghĩa may mắn, cát tường. Tuy nhiên, theo đông y, cây vạn niên thanh là một vị thuốc thân thảo, sống lâu năm và có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Đọc thêm

2.1 Tên gọi khác của cây vạn niên thanh theo đông y

Trong đông y, cây vạn niên thanh được gọi là: Ngưu vĩ thất, khai khẩu kiểm, xung thiên thất, thanh ngư đảm, kim thế đại, trúc căn thất, ngô công thất, khai hầu kiểm, ngưu đại hoàng, thiết biên đảm, bạch hà xa,...

Đọc thêm

2.2 Tác dụng của cây vạn niên thanh trong lọc không khí

Cây vạn niên thanh có tác dụng lọc sạch không khí và khử bớt các bức xạ từ ở thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,... Đồng thời, cây còn có thể khử các khí độc trong môi trường. Cây vạn niên thanh sinh trưởng, phát triển tốt sẽ lọc không khí và khử độc hiệu quả hơn, đặc biệt là ở những khu vực bị ô nhiễm. Nhờ đó, nó mang đến không gian thoáng mát và trong lành, là liều thuốc tinh thần cho mọi người cảm thấy dễ chịu hơn, tăng hiệu suất công việc.

Đọc thêm

2.3 Tác dụng dược lý của cây vạn niên thanh

Toàn thân cây vạn niên thanh đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các lương y chủ yếu sử dụng rễ và thân cây để làm thuốc. Rễ và thân cây có thể rửa sạch, phơi khô dùng dần hoặc dùng tươi. Nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh sáng chiếu trực tiếp.Vị thuốc vạn niên thanh có vị đắng, tính lạnh. Cây vạn niên thanh có tác dụng gì trong Y Học Cổ Truyền? Tác dụng dược lý của vị thuốc này như sau:Vạn niên thanh chủ trị: Bệnh trĩ, sưng đau họng, mụn nhọt, rắn cắn, liệt dương, trợ tim, suy nhược cơ thể, viêm tuyến mang tai,... và kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư.

Đọc thêm

3. Một số bài thuốc trị bệnh từ cây vạn niên thanh

Công dụng của cây vạn niên thanh trong các bài thuốc đông y như sau:

Đọc thêm

3.1 Trị bệnh bạch hầu

Bạn dùng 40g rễ vạn niên thanh tươi, mang đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi để ráo nước. Tiếp theo, cho rễ vào bình thủy tinh, ngâm cùng 100ml giấm trắng trong 2 ngày. Sau đó, lọc bã, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, hòa thành dạng dung dịch.Khi dùng có thể cho thêm đường để dễ uống hơn. Liều dùng như sau:Mỗi ngày cần dùng thuốc 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ.

Đọc thêm

3.2 Trị suy tim

Người trưởng thành bị suy tim có thể dùng 15 - 20g cây vạn niên thanh, sắc với 150ml nước tới khi còn 50ml nước là được. Lại thêm 120ml nước vào phần bã thuốc, sắc tới khi còn 40ml nước thuốc. Trộn nước thuốc 2 lần lại với nhau, chia uống 3 lần/ngày.Thời gian trị liệu là khoảng 7 - 10 ngày. Nếu các triệu chứng của bệnh không được cải thiện thì bệnh nhân có thể sử dụng thêm 1 liệu trình tương tự.

Đọc thêm

3.3 Trị lỵ trực khuẩn ra máu

Dùng dung dịch ngâm giấm 20%, uống lần đầu 5ml, những lần sau mỗi lần 3 - 4ml. Một ngày dùng thuốc 3 - 4 lần, điều trị theo liệu trình 5 - 7 ngày, tỷ lệ lành bệnh đạt tới 90%.Khi sử dụng thuốc, một số bệnh nhân có thể bị đau đầu, đau bụng, chậm nhịp tim. Khi ngừng uống thuốc thì các triệu chứng này sẽ biến mất.

Đọc thêm

3.4 Điều trị một số bệnh lý khác

Công dụng của cây vạn niên thanh trong Y Học Cổ Truyền còn chủ trị một số bệnh lý sau:

Đọc thêm

4. Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây vạn niên thanh

Vạn niên thanh tuy là một vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền nhưng bản thân vị thuốc này có chứa chất độc có thể gây ngứa da hoặc cộm mắt nếu dính vào. Nếu ăn phải vạn niên thanh sẽ có các triệu chứng như đỏ lưỡi, tê môi, ng...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Vosc