Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và hạn chế mất máu khi bị thương. Trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin K phù hợp để ngăn ngừa chứng rối loạn chảy máu hiếm gặp, còn được gọi là bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ em cần bao nhiêu vitamin K? Cách bổ sung vitamin K hiệu quả cho trẻ nhỏ sao cho hiệu quả? Bố mẹ cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
1, Vitamin K là gì?
Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo và là một trong hai loại vitamin mà cơ thể con người có thể tự tổng hợp được. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ (tính bằng microgam) nhưng vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ:
- Tổng hợp protein Prothrombin tham gia vào quá trình đông máu
- Tổng hợp protein Osteocalcin tham gia vào quá trình xây dựng xương cho trẻ nhỏ
Có hai loại phổ biến trong chế độ ăn uống của con người là Phylloquinone (vitamin K1) và Menaquinone (vitamin K2).
- Vitamin K1 có nguồn gốc thực vật và được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh… Nó chiếm tới 75 - 90% lượng vitamin K mà con người tiêu thụ.
- Vitamin K2 có nguồn gốc từ động vật và các sản phẩm lên men (phô mai, natto, miso…) và cũng được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột.
2, Vitamin K có tác dụng gì?
Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể lưu trữ nó với số lượng lớn. Ở trẻ sơ sinh, một số vitamin K đi qua nhau thai nhưng đôi khi không đủ. Trẻ sơ sinh cần được bổ sung thêm vitamin K để giúp ngăn ngừa xuất huyết,thậm chí bị đe dọa tính mạng trong những giờ đầu tiên đến vài tháng của cuộc đời.
3, Nhu cầu vitamin K của trẻ nhỏ
Nhu cầu vitamin K phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, cụ thể như sau:
- 0 - 6 tháng tuổi: 2 mcg
- 7 - 12 tháng tuổi: 2,5 mcg
- 1 - 3 tuổi: 30 mcg
- 4 - 8 tuổi: 55 mcg
Thiếu vitamin K có thể xảy ra trong vài tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh do lượng lượng vitamin K1 chuyển qua nhau thai thấp và lượng vitamin K2 trong sữa mẹ cũng rất thấp. Chính vì vậy, học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị, trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin K dưới dạng một liều tiêm bắp để bảo vệ chúng khỏi chảy máu trong hộp sọ, có thể gây tử vong.
4, Vitamin k có trong thực phẩm nào?
Trong tự nhiên có rất nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K. Do đó, việc thêm những loại thực phẩm này vào bữa ăn là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ. Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu vitamin K. Lượng vitamin K có thể thay đổi phụ thuộc vào kích thước của thực phẩm.
Vitamin K tan trong chất béo, nên để nâng cao hiệu quả hấp thụ, bạn có thể thêm chất béo vào đồ ăn. Đơn giản nhất là thêm dầu oliu vào dĩa salad. Nhưng cần lưu ý chọn các loại dầu tốt cho sức khoẻ như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu oliu… để giảm các nguy cơ liên quan đến tim mạch, thừa cân, béo phì cho trẻ nhỏ.
5, Dấu hiệu thiếu hụt vitamin K của trẻ
Dấu hiệu đặc trưng của sự thiếu hụt vitamin K là chảy máu không kiểm soát, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong những trường hợp nặng. Ngoài ra, thiếu vitamin K có thể làm giảm quá trình khoáng hóa xương và góp phần gây loãng xương. Vì vitamin K cần thiết cho quá trình cacboxyl hóa của osteocalcin trong xương.
Đối tượng có thể thiếu vitamin K bao gồm:
- Trẻ sơ sinh bú mẹ không tiêm liều bổ sung vitamin K
- Trẻ có vấn đề về kém hấp thu như vàng da ứ mật, xơ nang, chứng ruột ngắn, viêm loét đại tràng…
- Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài vì kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn sản xuất vitamin K trong ruột.
6, Thừa vitamin K có hại cho trẻ không?
Các loại vitamin tan trong chất béo thường được lưu trữ trong gan. Do đó, lượng dư thừa khi vượt quá giới hạn theo từng loại vitamin có thể gây hại cho cơ thể. Nhưng vì vitamin K phân huỷ rất nhanh chóng và bài tiết qua nước tiểu hoặc phân nên nó hiếm khi đạt đến mức độc hại khi bổ sung qua thực phẩm.
Tuy nhiên, dùng bất cứ sản phẩm bổ sung nào cũng có thể gây độc tính. Như vậy, để đảm bảo cung cấp đủ vitamin K cho trẻ, bố mẹ nên thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều trái cây và rau quả. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chứ không nên tự ý bổ sung vitamin K cho trẻ.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-k1-vs-k2#TOC_TITLE_HDR_2
- https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminK-HealthProfessional/