Chăm sóc vết thương té xe- Xác định mức độ
Sau khi bị té xe bạn cần giữ bình tĩnh và xác định được mức độ của vết thương để có những cách xử lý vết thương trầy xước ngã xe cho hiệu quả và phù hợp.
Phần lớn những trường hợp té xe sẽ bị trầy tay- chân- đầu gối nhẹ và bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện để xử lý.
Những vết thương nhỏ như là:
- Vết thương không bị hở thịt/ rách nát và không chảy quá nhiều máu.
- Vết thương không quá sâu đến mức có thể nhìn thấy được phần mỡ- cơ hoặc xương.
- Vết thương chỉ là những vết ngã xe trầy xước nhẹ.
Nhưng nếu không may mà vết thương của bạn bị khá sâu, chảy máu nhiều thì bạn cần ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc đúng cách và điều trị.
Đặc biệt, nếu như trong vòng 5 năm trở lại đây bạn chưa tiêm phòng uốn ván mà bị dị vật gây ra vết thương lại sắc nhọn và bẩn thì cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng ngừa uốn ván.
Chăm sóc vết thương té xe- Sơ cứu và xử lý vết thương
Sau khi đã bị ngã xe có xuất hiện các vết trầy xước bạn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu và xử lý vết thương để hạn chế tối đa rủi những ro có thể xảy ra như là máu chảy không dừng hay nặng hơn là nhiễm trùng vết thương…
Các bước sơ cứu khi bị té xe thực hiện như sau:
- Bước 1: Cầm máu cho vết thương
- Sử dụng băng/ gạc hoặc khăn sạch để đặt lên vết thương sau đó tiến hành ấn nhẹ, giữ ở trên vết thương để cầm máu.
- Đây là bước sơ cứu cần được phải thực hiện đầu tiên để giảm thiểu đi khả năng vết thương chuyển biến xấu do bị mất nhiều máu.
- Nếu sau khoảng 10 phút thực hiện sơ cứu mà máu ở vết thương vẫn không ngừng chảy thì bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.
- Bước 2: Vệ sinh và loại bỏ mọi dị vật
- Khi bị té xe chảy máu: cơ thể, chân tay rất có thể sẽ có các vết thương và chưa bên trong các dị vật mắc kẹt ở bên trong vết thương. Những dị vật này có thể là: đất- cát- bụi bẩn, mảnh vụn, sỏi, đá dăm ở trên mặt đường.
-Đầu tiên bạn cần xả nước liên tục vào chỗ bị thương để có thể làm sạch đi tất cả bụi bẩn có thể có ở xung quanh vết thương.
- Sau đó có thể dùng nhíp để nhẹ nhàng lấy đi các dị vật có ở trong vết thương để tránh gây nên những tổn thương sâu đến các mô cơ trong da.
Lưu ý: Cần phải rửa sạch và sát trùng nhíp với dung dịch cồn sát khuẩn trước khi sử dụng. Với trường hợp có các dị vật kích thước lớn hoặc bị kẹt sâu ở bên trong vết thương mà không thể lấy ra được bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý và chăm sóc kịp thời.
- Bước 3: Thấm khô vết thương
Sau khi vết thương đã làm sạch, bạn nên sử dụng khăn sạch để thấm khô nhẹ nhàng thương. Không nên lau mạnh lên vết thương để tránh có thêm những tổn thương không đáng có.
- Bước 4 : Sử dụng các loại thuốc bôi vết thương
- Những loại thuốc bôi vết thương có thể giúp giảm thiểu đi khả năng nhiễm trùng của vết thương và giúp cho vết thương nhanh chóng phục hồi hơn.
- Với một số loại thuốc bôi sẽ có chứa thành phần kháng sinh cần chú ý tuần theo đúng liều lượng và cách sử dụng đi kèm với sản phẩm hya theo chỉ định của bác sĩ.
- Dừng sử dụng ngay các loại thuốc bôi khi vết thương khi có các dấu hiệu dị ứng như như: ngứa, đỏ, sưng…
- Bước 5 : Băng vết thương với băng gạc
- Trong thời gian phục hồi, vết thương nên được băng lại cùng với các miếng vải sạch để tránh dính bụi bẩn, hạn chế hiện tượng bị kích ứng do quần áo / nặng hơn có thể là bị nhiễm trùng.
- Bạn có thể cố định gạc cùng với băng dính co giãn để tránh bị xô lệch vị trí đã được băng bó.
Cách giảm đau khi bị té xe
Khi bị té xe dù ở mức độ tổn thương nặng - nhẹ cũng đều sẽ mang tớin cảm giác đau nhức và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho người bị thương.
Vậy nên để giảm bớt đi những cơn đau do vết thương mang lại bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
- Sơ cứu, xử lý vết thương đúng cách, kịp thời
Giúp cho quá trình vết thương phục hồi được diễn ra suôn sẻ hơn, giảm đi các cảm giác đau nhức tại chỗ bị thương cũng như hạn chế được những tổn thương không đáng có.
- Chăm sóc vết thương té xe cẩn thận trong quá trình hồi phục:
Cần thường xuyên kiểm tra vết thương khi đang ở trong quá trình hồi phục để có thể xử lý khi thấy xuất hiệ những dấu hiệu/ hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng hay vết thương chuyển biến xấu.
Cùng với đó bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng các vitamin, khoáng chất. Nên hạn chế sử dụng hay kiêng khem những thực phẩm như: đồ nếp, thịt gà, rau muống, hải sản, thịt bò để có thể rút ngắn đi thời gian lành, giảm thiểu đi các cảm giác đau nhức cho vết thương.