Bắt đầu học lớp 7 chúng ta đã bắt đầu viết bài văn nghị luận văn học về 1 tác phẩm thơ hoặc truyện. Cứ thế mà kéo dài đến năm lớp 12. Bài viết nghị luận về tác phẩm văn học thường xuất hiện ở câu nhiều điểm nhất trong bài thi học kỳ, thi vào lớp 10, thpt quốc gia. Vậy nghị luận văn học là gì mà quan trọng thế ? Bài viết này hãy trả lời câu hỏi đó và cách làm bài văn nghị luận văn học thế nào đạt điểm cao. cách mở bài, thân bài, kết bài cho dạng bài nghị luận văn học về 1 tác phẩm văn học đầy đủ ý mà em học sinh từ lớp 7,8,9 đến 12 đều áp dụng được.
Nghị luận văn học là gì ?
Nghị luận văn học là cách mà người viết sử dụng các lập luận và nhận xét để truyền đạt ý kiến của mình về một vấn đề trong một tác phẩm văn học. Nó thường bao gồm việc phân tích, phê phán và đánh giá một tác phẩm văn học dựa trên các tiêu chí như nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa và tác động đến đời sống. Thông qua việc sử dụng các dẫn chứng và ví dụ cụ thể, nghị luận văn học có mục tiêu truyền đạt quan điểm cho người đọc về ý kiến người viết muốn truyền tải.
Các dạng đề thi nghị luận văn học thường gặp
Sau đây là các dạng đề thi nghị luận văn học thường gặp trong quá trình các em làm bài. Có thể các em gặp nhiều rồi, nhưng không nhớ đó là dạng nào, cùng tổng hợp và ghi nhớ lại các em nhé.
Dạng 1: Nghị luận về 1 đoạn thơ/bài thơ.
Dạng 2: Nghị luận về 1 đoạn trích văn xuôi/tác phẩm.
=> phân tích/cảm nhận một đoạn trích(thơ/văn xuôi) chia ra thành các dạng bài khác nhau có thể kể đến như:
+Phân tích/cảm nhận đoạn trích sau.
+Phân tích/ cảm nhận một yếu tố thuộc đoạn trích( nhân vật/tình huống).
+Phân tích/cảm nhận đoạn trích hoặc một yếu tố trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về một phương diện nội dung/nghệ thuật của tác phẩm.
Dàn ý nghị luận văn học đầy đủ ý
Để viết ra một bài văn hay chúng ta sẽ cần một dàn ý nghị luận văn học tốt. Hãy cùng tham khảo dàn ý cho bài nghị luận văn học của Tài Liệu Học Tập dưới đây nhé:
Mở bài chung cho nghị luận văn học
Cấu trúc phần mở bài đầy đủ ý, giúp người đọc hiểu nội dung mô tả ngắn thông điệp bạn muốn truyền tải có bố cục như sau:
-Giới thiệu tác giả/tác phẩm
-Giới thiệu đoạn trích cần phân tích: nên trích bằng dấu 3 chấm và nêu nội dung chính cần phân tích.
Ví dụ mở bài cho đoạn trích trong tác phẩm người lái đò sông Đà :
Nếu phải lựa chọn bản nhạc tuyệt nhất, tôi sẽ nhất định chọn văn chương. Vì chỉ khi đắm chìm trong văn chương, người nghệ sĩ được tự do để trái tim hướng dẫn và thể hiện quan điểm riêng, từ đó mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng. Tác giả A đã sáng tạo nên tác phẩm B của mình như một nốt nhạc độc đáo trong bản hòa tấu văn học, đặc biệt là trong đoạn trích sau đây, người ta có thể cảm nhận được sự phát hiện sâu sắc về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
Thân bài tác phẩm nghị luận văn học
Thân bài là nơi chúng ta phân tích triển khai các luận điểm của đề bài, ngoài ra chúng ta cần phải đưa ra ý kiến, nhận xét, quan điểm của mình về luận cứ đó. Cùng xem thân bài chung cho khi làm bài nghị luận văn học dưới đây:
+Dẫn dắt chung
- Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, đề tài, phong cách, nghệ thuật, nội dung ….
- Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở đâu trong tác phẩm, nội dung nói về điều gì.
+Phân tích
- Chia thành các luận điểm phù hợp với yêu cầu của đề bài( Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Đoạn trích này gồm mấy ý chính ? Mỗi ý chính được phân tích qua các chi tiết/sự kiện/ câu văn/ câu thơ nào trong đoạn trích ? )
- Nghệ thuật: Vấn đề và nội dung đề bài yêu cầu phân tích được thể hiện qua các hình thức nào ?
Ví dụ: Phân tích tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ….. Từ đó nhận xét những nét đặc sắc trong việc miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ.
==> Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ thể hiện qua những nét đặc sắc nghệ thuật: Tạo dựng tình huống có vấn đề, nghệ thuật miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gần gũi với lời ăn, tiếng nói hằng ngày.
- Nhận xét yêu cầu của đề: Viết ở cuối thân bài, khoảng nửa trang giấy thi, tập trung nhận xét yêu cầu của đề( không phân tích dẫn chứng ). Nếu không có yêu cầu phụ thì phải có phần đánh giá, tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Kết bài chung cho nghị luận văn học
Nêu khái quát giá trị đoạn văn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm( nếu có).
Ví dụ về kết bài cho tác phẩm đất nước Nguyễn Khoa Điềm:
Đoạn thơ trên được nhận xét là một tác phẩm trữ tình tuyệt vời trong chương “Đất Nước”. Tác giả đã khéo léo thể hiện suy nghĩ riêng về Đất Nước bằng một giọng thơ ngọt ngào. Câu chuyện về Đất Nước là câu chuyện tận cùng của trái tim mỗi người, vừa cao quý và thần thánh mà cũng vừa đậm đà và thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm đó, khi chúng ta đối đầu với kẻ thù của dân tộc, chắc chắn chúng ta phải biết làm gì để đóng góp cho Tổ quốc và bảo vệ giang sơn. Tuy đã vượt qua thời kỳ đối đầu với quân thù, nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn còn rất quan trọng và cần được nhắc nhở thường xuyên, vì câu chuyện về Đất Nước không bao giờ cũ.
Trong bài viết này, Tài Liệu Học Tập đã hướng dẫn các em cách làm bài NLVH đạt điểm cao. Chúc các em viết ra bài văn hay.
Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !