Người mới được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp cần phải tuân thủ điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống theo tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh muốn dùng thêm các loại thảo dược hay thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nhằm giúp việc kiểm soát huyết áp tốt hơn. Từ đó nảy ra thắc mắc là không biết liệu cao huyết áp có uống trà được không?
Các lợi ích sức khỏe của trà
Trước khi trả lời cho câu hỏi "cao huyết áp có uống trà được không?", hãy cùng điểm qua các lợi ích sức khỏe của trà mang lại nhé.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Hợp chất catechin cùng với các chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong nước trà. Các chất chống oxy hóa thiên nhiên này dập tắt gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh ung thư.
Nghiên cứu cho thấy uống trà mỗi ngày giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Trà giúp ổn định chỉ số đường huyết, ngăn cản lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn. Thêm vào đó, nước trà còn giúp tăng hoạt động hiệu quả của hormon insulin, từ đó giúp ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ giảm cân
Các hợp chất có trong nước trà giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cộng với tác dụng đốt cháy mỡ thừa, trà là lựa chọn lý tưởng giúp chị em phụ nữ giảm cân hiệu quả.
Cải thiện hoạt động trí não
Trà có thể đẩy mạnh chức năng não bộ, giúp bạn phán đoán nhanh nhạy và học tập hiệu quả hơn. Nghiên cứu còn cho thấy thành phần cafein kết hợp với chất L-theanine có trong nước trà có thể giúp làm dịu đi căng thẳng.
Phòng ngừa tiến trình lão hóa
Nước trà là nguồn cung cấp dồi dào các chất có hoạt tính antioxidant và kháng viêm hiệu quả. Nước trà giúp giảm nếp nhăn và làm chậm tiến trình lão hóa, giúp bạn trông trẻ trung hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, uống trà thường xuyên còn giúp bảo vệ cơ thể trước tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Cao huyết áp có uống trà được không?
Để trả lời cho câu hỏi "cao huyết áp có uống trà được không?" là hoàn toàn được. Với những lợi ích sức khỏe vừa kể trên như phòng ngừa ung thư, làm chậm tiến trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trà là lựa chọn lý tưởng cho người bị tăng huyết áp nói riêng và người có sức khỏe bình thường nói chung.
Bên cạnh việc uống trà, người bệnh cũng cần tuân thủ điều trị dùng thuốc, tích cực tham gia vận động và biết những mẹo vặt chữa cao huyết áp hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn có ý định sử dụng trà như một thức uống hằng ngày thì nên uống có mức độ, tránh uống quá nhiều trà trong thời gian ngắn, có thể làm xuất hiện các dấu hiệu của quá liều cafein. Các biểu hiện của quá liều cafein bao gồm tim đập nhanh, buồn nôn, hoa mắt,... Ngoài ra, nước trà có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Việc cơ thể không hấp thu đủ sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.
Một số thức uống giúp hỗ trợ hạ huyết áp
Vậy là bạn đã biết được "cao huyết áp có uống trà được không?", hoàn toàn có thể được. Dưới đây là một vài gợi ý từ các chuyên gia y tế về các loại thức uống tốt nhất cho người tăng huyết áp:
- Nước ép củ dền: Với lượng calo thấp, giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật, nước ép củ dền có thể giúp hạ huyết áp.
- Nước ép cà chua: Mỗi ngày một cốc nước ép cà chua có thể giúp ổn định mức huyết áp của bạn. Ngoài ra, nước ép cà chua còn có thể giúp giảm mức LDL cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành.
- Lựu và nước ép lựu: Lựu là trái cây chứa nhiều folate và vitamin C. Nước ép lựu có thể giúp hạ huyết áp, kháng viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Nước việt quất: Nước ép việt quất chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh tim mạch. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu khoa học còn phát hiện ra rằng, uống nước ép việt quất giúp giảm huyết áp và giảm mức cholesterol trong máu.
- Sữa không béo: Sản phẩm ít chất béo như sữa tách béo và sữa chua là những thành phần chính trong chế độ ăn DASH dành cho người bị tăng huyết áp. Dùng hằng ngày các sản phẩm sữa tách béo có thể giúp giảm chỉ số huyết áp tâm thu và cả chỉ số huyết áp tâm trương.
- Trà: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng năm 2020 cho thấy, việc sử dụng các loại trà như trà xanh và trà đen trong dài hạn có thể giúp kiểm soát tốt mức huyết áp của bạn.
Người bệnh tăng huyết áp cần tránh sử dụng quá nhiều các thức uống có cồn và đồ uống chứa cafein, vì những loại nước này có nguy cơ làm tăng nhịp tim dẫn đến cơn tăng huyết áp khẩn cấp.
Bài viết đã giải đáp được thắc mắc "cao huyết áp có uống trà được không?". Tăng huyết áp hay cao huyết áp cần được chẩn đoán sớm và các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra lộ trình điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Việc tuân thủ dùng các thuốc kiểm soát huyết áp, đi kèm với chế độ tập luyện sinh hoạt khoa học giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng huyết áp không ổn định và có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Xem thêm:
- Cao huyết áp ăn yến được không? Những lợi ích sức khỏe của tổ yến
- Cao huyết áp uống chanh muối được không? Các loại nước ép tốt cho người cao huyết áp