Những môn học của sinh viên Y năm nhất
Ngành Y sẽ được phân chia ra thành nhiều mảng nhỏ (hay còn gọi là chuyên khoa) như: Đa khoa, Tai mũi họng, Nha khoa, Dược, Nhi, Sản… Thời điểm năm nhất là lúc sinh viên Y sẽ được làm quen với các môn đại cương có kiến thức tương giống nhau như: Xác suất thống kê; Tin học đại cương; Tin học cơ sở,… Giáo dục quốc phòng; Nguyên lý trong Chủ nghĩa Mác Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các môn giáo dục thể chất. Tiếng Anh, Sinh Lý; Hóa Sinh; Sinh học tế bào; Sinh học phân tử; Di truyền học; Giải Phẫu,…
Xem thêm: Thi Chạy Trạm Là Gì? Những Điều Sinh Viên Y Cần Biết Về Thi Chạy Trạm
Đây đều là những môn cơ sở quan trọng giúp sinh viên có nền tảng vững chắc cho quá trình học và làm nghề sau này. Vì thế, dù là bất cứ môn nào bạn cũng không nên chểnh mảng ngay từ năm nhất. Thực tế, nhiều sinh viên năm nhất vẫn mang tư tưởng tận hưởng, nghĩ rằng vừa “thoát khỏi” 12 năm phổ thông vất vả nên muốn xả hơi, ăn chơi một thời gian rồi mới học. Hoặc cũng có nhiều bạn quá chủ quan nghĩ rằng mới năm nhất không cần quá chú tâm nên cũng bỏ bê việc học. Điều này là vô cùng tai hại bởi năm nhất tại trường Y sẽ cung cấp hệ thống kiến thức nền tảng cần thiết. Đây là cơ sở vững chắc để bạn nắm được kiến thức chuyên sâu trong những năm tới. Một khi đã mất gốc, sau này rất khó lấy lại và dễ bị chán nản khi bạn bè đã biết hết kiến thức này rồi nhưng bản thân lại không có gì trong đầu. Vì thế, dù là những môn cơ sở, sinh viên Y không nên coi thường bất cứ nội dung nào và cần tập trung học, ôn thi để đạt được kết quả cao nhất.
Những kiến thức nên học thêm dành cho sinh viên Y
Học cách quan sát
Tuy rằng có nhiều phương pháp học nhưng quan sát vẫn luôn là cách học tốt giúp ích trong suốt quá trình học và làm ngành Y. Vì thế, Y1 nên học kỹ năng quan sát và tự đúc rút kinh nghiệm về những gì diễn ra xung quanh. Tất cả từ kiến thức được học, thực tế về các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, hiện tượng bất thường khi thực hành nếu được quan sát kỹ sẽ giúp sinh viên ghi nhớ và tiến bộ nhanh hơn. Khi học được cách quan sát, lâu dần bạn sẽ kỹ năng gọi là ‘phản xạ lâm sàng” tức là chỉ cần nhìn, nghe, tiếp xúc nhanh là biết ngay người bệnh có vấn đề gì và cần xử trí, chăm sóc gì.
Học ngoại ngữ
Ngoại ngữ là công cụ giúp sinh viên Y có thể tiếp cận gần hơn với thông tin và kiến thức Y học trên toàn thế giới. Các loại thuốc ngoại, những cuốn sách hay nhất, các trang thông tin uy tín và công trình nghiên cứu, tất cả đều được viết bằng tiếng Anh. Vì thế, nếu bạn không có nền tiếng Anh đủ thì rất khó để trở thành bác sĩ giỏi. Không chỉ vì lý do chuyên ngành, ngoại ngữ còn là yêu cầu tốt nghiệp cần thiết của các trường Y - Dược hiện nay. Học ngoại ngữ sẽ phục vụ cho quá trình học và làm việc trong tương lai rất nhiều. Vì vậy, sinh viên Y cần chăm chỉ và kiên trì để vốn tiếng Anh của mình đủ để thực hiện tốt việc tìm hiểu thông tin, mở rộng vốn kiến thức và hành nghề sau này.
KHÓA HỌC TIẾNG ANH Y KHOA
Chăm chỉ đọc sách
Sách là kho tàng kiến thức quý giá của mọi thời đại. Với các bạn sinh viên Y năm nhất, việc bổ sung thêm những cuốn sách hay bên cạnh việc học trên giảng đường là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, nếu đọc những tác phẩm viết bằng tiếng Anh, bạn vừa có thể tăng hiểu biết về y học lại vừa tiến bộ ngoại ngữ. Đúng là một công đôi việc! Ngay từ khoảng thời gian năm đầu, hãy chăm chỉ tìm đọc những quyển sách phù hợp để tích lũy dần cho tương lai bạn nhé!
Xem thêm: Các Nguồn Tài Liệu Cho Sinh Viên Y Khoa Hữu Ích Và Uy Tín
Học thêm các kỹ năng sống
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng sống đặc biệt là cách giao tiếp và ứng xử là điều không thể thiếu với một sinh viên thời hiện đại. Bạn nên tận dụng thời gian năm nhất rảnh rỗi để tham gia các câu lạc bộ hoặc đội nhóm hoặc có những trải nghiệm tương tự để nâng cao kỹ năng sống. Không chỉ học từ thầy cô, bạn bè mà tất cả những người xung quanh đều có thể rèn luyện cho bạn kỹ năng sống. Nếu như trong tương lai trở thành bác sĩ, bạn cần phải tiếp xúc với rất nhiều người, lúc này khả năng giao tiếp đàm phán hay cách ứng xử trở nên rất quan trọng. Và sự thành thạo, chu đáo, tận tâm tận tình khiến bệnh nhân thấy hài lòng phải được học và rèn ngay từ khi bạn còn là sinh viên năm nhất.
Xem thêm: Cách Học Của Sinh Viên Y Khoa Đem Lại Hiệu Quả, Kinh Nghiệm Học Tập
Chương trình học dành cho các bạn sinh viên Y đa khoa
Sau tất cả, mục tiêu chung của Y đa khoa là đào tạo ra những người y bác sĩ có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để xác định, đề xuất rồi tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh đó, y bác sĩ trong tương lai cũng cần có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Để đáp ứng được yêu cầu đó, chương trình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng ngành Y đa khoa trên cả nước hầu hết sẽ có chương trình cụ thể trong 6 - 7 năm như sau:
-
Năm thứ nhất: Giáo dục quốc phòng, Vật lý - lý sinh, Hóa đại cương - hóa vô cơ, Sinh học đại cương, Tiếng anh A1, Giáo dục thể chất, Giải phẫu 1, Tin học cơ sở, Di truyền học - sinh học phân tử, Tiếng anh A2, Xác suất thống kê, Giải phẫu 2, Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin.
-
Năm thứ hai: Tâm lý y học - y đức, Hóa hữu cơ, Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lenin 2, Hóa sinh, Ký sinh trùng, Vi sinh, Mô phôi, Sinh lý học, Tiếng anh chuyên ngành, Điều dưỡng cơ sở, Thực tập điều dưỡng, Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Giải phẫu bệnh.
-
Năm thứ ba: Dược lý, Sinh lý bệnh - miễn dịch, Phẫu thuật thực hành, Chẩn đoán hình ảnh, Nội bệnh lý 1, Ngoại bệnh lý 1, Chấn thương chỉnh hình, Dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, Dịch tễ học và dịch tễ ứng dụng, Thực tập cộng đồng.
-
Năm thư tư: Ung thư, Huyết học, Gây mê hồi sức, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nội bệnh lý 2, Nhi khoa 1 2, phụ sản 1 2, Giáo dục nâng cao sức khỏe, Da liễu, Dược lý lâm sàng, Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Hóa học lâm sàng, Y học quân sự.
-
Năm thứ 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế y tế - bảo hiểm y tế, Tổ chức và quản lý y tế; Pháp y mắt - tai - mũi - họng - răng hàm mặt, Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng, Ngoại thần kinh, Phẫu nhi.
-
Năm thứ 6: Nội bệnh lý 3, Ngoại bệnh lý 3, Lão khoa, Nhi khoa 3, Phụ sản 3, Hồi sức cấp cứu nội khoa, Thực tập cộng đồng, Thực tập tốt nghiệp.
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên Y sẽ tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp hoặc tiến hành làm khóa luận. Quá trình trên cũng sẽ thay đổi ít nhiều tùy theo điều kiện cũng như sự lựa chọn của mỗi sinh viên sao cho phù hợp hơn với bản thân.
Kết luận
Để có bảng điểm và tấm bằng đẹp cũng như tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng cho suốt quá trình học và hành nghề trong tương lai, sinh viên năm nhất cần cố gắng ngay từ khoảng thời gian đầu. Mong rằng bài viết trên của MedUC đã giúp bạn giải đáp câu hỏi sinh viên Y năm nhất học gì. Bạn muốn học tốt các môn Sinh Lý, Giải Phẫu, Tiếng Anh hơn và được các giảng viên dày dặn kinh nghiệm tận tình hướng dẫn? Chần chừ gì mà không tham khảo ngay khóa học của MedUC! Thông tin chi tiết tại: