Những công việc có liên quan tới kỹ thuật công nghệ hiện nay đang mở ra rất nhiều cơ hội mới dành cho các bạn trẻ quan tâm và yêu thích. Một trong số đó có thể kể đến công việc quản lý kỹ thuật. Vậy thực chất quản lý kỹ thuật là gì và công việc này có những yêu cầu nào? Hãy cùng Tìm Việc Kỹ Thuật khám phá qua bài viết sau đây nhé.
- Kỹ thuật viên là gì? Mô tả công việc kỹ thuật viên chuẩn nhất
- Kỹ thuật vận hành máy móc những điều bạn cần nắm rõ
Quản lý kỹ thuật là gì?
Tùy theo mức độ quy mô và hình thức kinh doanh, sản xuất mà nhân viên quản lý kỹ thuật sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau. Vị trí nhân viên kỹ thuật được xem là cầu nối giữa các bộ phận khác trong công ty với phòng kỹ thuật thông qua sự hiểu biết về chuyên môn, kinh nghiệm và cả các kỹ năng về giao tiếp.
Với những doanh nghiệp thuộc các khối ngành đặc thù thì nhân viên quản lý kỹ thuật còn chịu trách nhiệm nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật cũng như đào tạo chuyên sâu kiến thức cho các bộ phận khác có liên quan. Ở một số công ty, các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật còn được gọi là kỹ sư.
► Đọc thêm: Những việc làm TPHCM phổ biến được nhiều ứng viên quan tâm và lựa chọn
Nhân viên quản lý kỹ thuật làm những công việc gì?
Dù công ty có hoạt động ở mức độ quy mô nào thì nhân viên quản lý kỹ thuật cũng đều tham gia vào các công tác vận hành doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoàn thành các công việc chung. Với các doanh nghiệp sản xuất, nhân viên quản lý kỹ thuật có vai trò trong các khâu từ mã sản phẩm, thời gian thực hiện cho từng công đoạn để bên phân xưởng có thể chủ động làm việc. Thông qua những thay đổi về chiến dịch sản xuất, nhân viên bộ phận quản lý sẽ thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc để chủ động nắm bắt được các loại máy cần sửa chữa hay thay mới.
Thông thường mỗi tháng, bên kế toán sẽ thống kê về mức độ sản xuất cũng như tình trạng máy móc đang hoạt động. Các công nhân sản xuất sẽ được yêu cầu trình bày về nguyên nhân hư hại của máy móc theo mức độ chủ quan hoặc khách quan. Với những trường hợp lý do đưa ra không được chấp nhận thì bộ phẩn quản lý kỹ thuật cần trình lên cấp trên để có hướng giải quyết nhằm đảm bảo sản phẩm đúng tiến độ.
Đừng bỏ lỡ: Các vị trí việc làm quản lý lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp
Để trở thành nhân viên quản lý kỹ thuật cần đáp ứng yêu cầu nào?
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì nhân viên quản lý kỹ thuật cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Năng lực chuyên môn
Công việc của nhân viên quản lý kỹ thuật phần lớn sẽ làm việc với máy móc nhưng vị trí này cũng yêu cầu bạn phải thường xuyên làm việc khoa học để có thể ước lượng thời gian sản xuất cho từng loại sản phẩm, lên những kế hoạch hoạt động phù hợp. Việc vận dụng óc sáng tạo sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thời gian, tài chính hợp lý cho doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy bộ phận quản lý kỹ thuật có vai trò không nhỏ trong sự thành công của công ty, doanh nghiệp.
Đa phần các công ty khi đăng tin tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ứng viên đang tìm kiếm việc làm quản lý kỹ thuật cần tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc các trường trung cấp nghề có chuyên ngành về kỹ thuật.
Không giống như các ngành nghề khác, nhân sự theo ngành kỹ thuật ít khi làm trái ngành do công việc này đòi hỏi cần thời gian để học tập, đào tạo và làm việc thực tiễn thì mới có thể biết được các giải pháp và cách xử lý tình huống.
Doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể bị chịu những tổn thất rất lớn chỉ từ một lỗi sơ suất nhỏ trong quá trình sản xuất. Ngoài những kiến thức được tích lũy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và trong quá trình làm việc thì nhân viên quản lý kỹ thuật nên chủ động học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Tạo ngay mẫu CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp đảm bảo cưa đổ nhà tuyển dụng
Kỹ năng mềm
Bên cạnh công việc chính là thường xuyên xử lý các vấn đề máy móc thì việc nhân viên kỹ thuật cũng cần giao tiếp với các phòng ban khác là điều diễn ra thường xuyên. Do vậy, ngoài việc tập trung nâng cao năng lực, kỹ năng công việc thì rèn luyện kỹ năng giao tiếp để xử lý các vấn đề về mặt kỹ thuật theo hướng đơn giản là điều mà bạn nên làm. Đây thực sự là cách hiệu quả khi bạn có thể giúp đồng nghiệp của mình hiểu rõ hơn về dây chuyền sản xuất cũng như công việc trở nên thuận lợi.
Ở vị trí nhân viên quản lý kỹ thuật, bên cạnh việc làm độc lập thì đòi hỏi bạn cần có khả năng làm việc nhóm để có thể phối hợp cùng nhau nhằm mang lại năng suất công việc ở mức tốt nhất.
Hi vọng rằng những thông tin mà timvieckythuat.com cung cấp đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn quản lý kỹ thuật là gì cũng như những yêu cầu khi làm công việc này. Chúc các bạn sớm tìm việc làm quản lý kỹ thuật đúng với nhu cầu và nguyện vọng của bản thân.
Tham khảo: Cách viết CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng gật đầu nhận bạn ngay lập tức