11 Cách chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bs.Trần Thị Thành

Ngày cập nhật: 17/04/2024

Tìm cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hay cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả nhất bằng phương pháp nào là thắc mắc của không ít người mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn trực tràng phổ biến ở nước ta và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất để làm giảm những triệu chứng mà căn bệnh này gây ra.

Cách chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn ra và gây tắc nghẽn. Bệnh trĩ là bệnh của 1 hệ thống từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn khi đi cầu cùng ứ màu sẽ dẫn đến phình giãn và tạo ra những búi trĩ trong lòng ống hậu môn.

Bệnh trĩ có ba loại, bao gồm:

• Trĩ nội: Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất phát phía trên đường lược và búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô chuyển tiếp. Tình trạng trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng nên người bệnh không thể sờ hoặc nhìn thấy.

• Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là tình trạng xuất hiện phía dưới đường lược, búi trĩ nhỏ nhưng dễ nhìn và sờ vào được. Trĩ ngoại nằm vùng bên ngoài hậu môn nên dễ dàng cọ sát với quần áo và khi ngồi khiến cơn đau càng ngày càng nặng hơn.

• Trĩ hỗn hợp là tình trạng là tình trạng người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại và tạo thành khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn.

Bệnh trĩ thường xảy ra do áp lực tăng trong ruột và tình trạng mất cân bằng giữa áp lực trong ruột và hệ thống van mạch máu hoặc có thể do những yếu tố liên quan đến di truyền. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ như táo bón, tiêu chảy, thai kỳ, ngồi lâu, ít vận động…

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không?

Nhiều bệnh nhân do ngại ngùng khi mắc phải bệnh trĩ đã tự thực hiện cách chữa bệnh trĩ dân gian hoặc tự ý mua thuốc mà không trải qua quá trình thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Theo giải đáp của các chuyên gia y tế, tùy vào từng cấp độ khác nhau mà có thể điều trị bệnh trĩ với phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, người mắc bệnh trĩ cần thăm khám để được chẩn đoán tình trạng và áp dụng biện pháp điều trị. Bệnh trĩ không thể tự khỏi, ngoài ra, nếu thực hiện phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, bất kể trong trường hợp nào, khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh trĩ, nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cũng cần được tư vấn về dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.

Để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

• Búi trĩ không thể tự triệt tiêu mà ngày càng diễn biến trở nặng nên việc điều trị là biện pháp bắt buộc.

• Cần điều trị trĩ ngay tại giai đoạn đầu khi mắc bệnh để việc chữa trị đơn giản cũng như ngăn ngừa biến chứng và hạn chế nguy cơ tái phát.

• Trước khi điều trị bệnh trĩ, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để được điều trị dứt điểm. Ví dụ người bệnh mắc bệnh trĩ do ngồi nhiều, ít hoạt động thì sau khi điều trị, cần hạn chế ngồi quá lâu cũng như tăng cường hoạt động. Từ đó, mới có thể chữa bệnh trĩ tận gốc.

• Người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, khi quyết định điều trị, cần hiểu rõ những kiến thức và kĩ năng để hiểu đúng về trĩ.

11 Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay

Mặc dù bệnh trĩ rất phổ biến bởi nhiều người mắc phải những với sự tiến bộ của y khoa và khoa học hiện đại đã mang đến cho nhiều bệnh nhân những giải pháp điều trị hiệu quả. Người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị trĩ ngoại và cách điều trị trĩ nội bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể tùy theo tình trạng của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh trĩ mà bạn cần biết:

1. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng phương pháp dân gian

Đối với những bệnh nhân đang ở giai đoạn bệnh trĩ nhẹ, có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến được sử dụng trong trường hợp này:

• Củ nghệ: Ngoài chữa các bệnh về da thì nghệ còn là một trong những phương pháp điều trị búi trĩ được nhiều người sử dụng. Nghệ có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng khó chịu của bệnh trĩ. Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà là dùng nghệ giã nhỏ để đắp vào hậu môn khoảng 10-15 phút. Sau đó, sử dụng để rửa liên tục trong vòng khoảng 1 tháng sẽ thấy những triệu chứng khó chịu của bệnh được cải thiện.

• Lá thiên lý: Theo Đông y, cây thiên lý có tác dụng giải độc gan, làm mát gan và kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng cách chữa bệnh trĩ nội và ngoại bằng lá thiên lý bằng cách xông hơi cho vùng hậu môn, giã lá thiên lý để đắp lên hậu môn, uống nước trà thiên lý.

• Rau diếp cá: Rau diếp cá được sử dụng chữa bệnh trĩ, mụn nhọt, viêm phổi… hiệu quả. Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh thành phần Quercetin có trong diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch, kiểm soát búi trĩ tăng kích thước. Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng diếp cá được kể đến như: ăn rau diếp cá, uống trà rau diếp cá (bằng cách phơi khô lá diếp cá), xông hơi.

• Lá bỏng: Cây lá bỏng được nhiều người sử dụng để chữa bệnh trĩ bởi có nhiều hoạt chất có tác dụng khám viêm tốt, chất Bryophylin trong cây lá bỏng giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và đau rát do bệnh trĩ gây ra. Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng cây lá bỏng bằng cách nấu nước lá bỏng để uống hàng ngày, hoặc xay nhuyễn với rau sam và lọc lấy nước uống, giã cây lá bỏng để đắp vào hậu môn, xông hậu môn với cây lá bỏng.

• Nha đam: Nha đam chứa khá nhiều hoạt chất như các axit amin, các chất kháng khuẩn và tăng miễn dịch cho cơ thể. Với những hoạt chất trên, nha đam được sử dụng để chữa bệnh trĩ. Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian bằng nha đam, người bệnh cần sơ chế và lấy phần gel nha đam thoa trực tiếp vào hậu môn được vệ sinh sạch sẽ.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ dân gian không có hiệu quả cao và chỉ được áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, tình trạng viêm nhiễm chưa nặng nề. Vì vậy, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ hướng dẫn điều trị hiệu quả.

2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, có thể được sử dụng thuốc trĩ để đạt được hiệu quả tương đối tốt. Dùng thuốc để điều trị bệnh trĩ được chỉ định trong giai đoạn đầu của bệnh bởi búi trĩ lúc đó còn khá nhỏ và các triệu chứng nhẹ. Việc sử dụng thuốc trĩ giúp kiểm soát được sự phình to của búi trĩ, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số loại thuốc mà bệnh nhân có thể được sử dụng:

• Thuốc giảm đau, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như các loại thuốc uống và thuốc bôi. Thuốc có thể hấp thu theo từng thể trạng của mỗi người nên sẽ có những tác dụng khác nhau. Ngoài ra, sử dụng thuốc bôi sau khi đi đại tiện giúp làm săn chắc, sát khuẩn cơ tại hậu môn.

• Thuốc nhuận tràng có công dụng làm mềm phân và điều trị biến chứng. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị trĩ, cần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để thấy được rõ công dụng.

• Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch giúp hạn chế tình trạng ở hậu môn bị phình to và phòng ngừa triệu chứng chảy máu ở hậu môn.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thực hiện thủ thuật

Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ nặng, không thể điều trị bằng thuốc và tình trạng bệnh dễ gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng những thủ thuật như:

3. Cắt trĩ bằng laser

Cách chữa bệnh trĩ ngoại và trĩ nội bằng phương pháp laser không cắt trực tiếp vào búi trĩ mà dùng laser để đốt các nhánh mạch máu vào tận bên trong của búi trĩ. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp thu nhỏ búi trĩ và dính lại các mô trĩ, bảo tồn được cấu trúc giải phẫu và sinh lý của ống hậu môn.

Mặc dù có ưu điểm trong điều trị cắt trĩ nhưng phương pháp này đòi hỏi tay nghề của bác sĩ cao. Ngoài ra, vùng hậu môn bị sưng nề có thể gây bầm tím, sưng nề hậu môn và có thể để lại sẹo, khiến tình trạng đại tiện không tự chủ xảy ra.

4. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su giúp ngăn chặn máu lưu thông đến nuôi búi trĩ, tạo thành mô sẹo xơ cứng dính vào lớp niêm mạc. Các bác sĩ sẽ đặt ống soi vào hậu môn và dụng cụ thắt trĩ dùng kìm, máy hút để kéo búi trĩ và ống trụ, cho vòng cao su bằng ống đó. Sau khoảng 7-15 ngày, khi búi trĩ rụng có thể đẩy vòng cao su ra ngoài.

Với phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su, một số nhược điểm có thể xảy ra như bệnh nhân bị đau và không đáp ứng với các phương pháp giảm đau sau khi thắt trĩ, chảy máu hậu môn, bí tiểu… Vì vậy, bệnh nhân cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5. Phương pháp quang đông hồng ngoại

Phương pháp này kết hợp giữa ánh sáng và tia hồng ngoại để tạo ra một sức nóng nhằm làm co lại mô, tạo sẹo xơ và giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ, từ đó cố định búi trĩ vào ống hậu môn cho bệnh nhân.

Mặc dù phương pháp này được đánh giá an toàn và có khả năng kiểm soát việc chảy máu tốt mà không gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh, nhưng hiệu quả của nó thường không cao và thường yêu cầu nhiều liệu trình, điều này có thể làm tăng chi phí điều trị bệnh trĩ.

6. Tiêm xơ búi trĩ

Phương pháp tiêm xơ búi trĩ sử dụng một loại thuốc đặc biệt để giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và làm giảm biểu hiện chảy máu do búi trĩ gây ra, thông qua việc tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Những trường hợp trĩ độ 1, 2, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh đông máu hoặc suy giảm miễn dịch, sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bệnh nhân có thể cần tiêm ít hoặc tiêm liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh.

Mặc dù đơn giản trong việc thực hiện và mang lại hiệu quả, phương pháp này có thể gây đau đớn và yêu cầu đội ngũ y tế thực hiện phải có kỹ năng và trình độ cao. Sự thực hiện không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như hoại tử, nhiễm trùng, và chảy máu nặng.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nặng, cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất là thực hiện các phẫu thuật cắt trĩ theo chỉ định của các bác sĩ. Dưới đây là những phương pháp phẫu thuật phổ biến:

7. Điều trị bệnh trĩ bằng hương pháp Longo

Phương pháp Longo là cách điều trị trĩ nội được áp dụng với các bệnh nhân bị trĩ nội độ 2, độ 3, độ 4. Phương pháp cắt trĩ Longo là cắt một vòng niêm mạc, dưới niêm mạc trực tràng, trên đường lược nhằm kéo các búi trĩ bị sa trở về vị trí cũ.

Với ưu điểm ít đau khi bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn, thời gian xuất viện nhanh và bệnh nhân có thể đi lại bình thường trong ngày. Ngoài ra, phương pháp Lông cũng sửa chữa cấu trúc ở hậu môn nên việc tái phát sau mổ gần như không xảy ra.

8. Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler - THD

Phương pháp cắt trĩ bằng siêu âm Doppler - THD là phương pháp không dây để tiêu diệt mạch trĩ, nhằm tìm ra vị trí của động mạch trĩ để khâu thắt động mạch lại ở trên đường lược. Từ đó, giảm đi lượng máu đến các búi trĩ để dẫn đến sự cân bằng giữa lượng máu đến và đi ở búi trĩ được lập lại liên tục. Sau quá trình này, búi trĩ sẽ được teo nhỏ lại và các tổ chức đệm trĩ được phục hồi.

Cách chữa bệnh trĩ nặng bằng phương pháp Doppler vẫn giữ nguyên được đệm hậu môn cũng như ít đau, ít gặp tai biến, biến chứng.

9. Phương pháp Milligan Morgan

Phương pháp Milligan Morgan là cách điều trị trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh trĩ kinh điển và tỷ lệ thành công sau khi phẫu thuật là hoàn toàn tuyệt đối. Đây là phương pháp cắt trĩ tạo vết thương hở và chỉ để lại cầu da. Phương pháp này có những ưu điểm như chi phí phẫu thuật thấp, điều trị được nhiều loại trĩ khác nhau với quy trình đơn giản,. Tuy nhiên người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn và cần giữ vệ sinh sạch sẽ vết mổ bởi dễ tiếp xúc với vi khuẩn và tăng cao nguy cơ nhiễm trùng.

10. Phương pháp cắt trĩ PPH

Phương pháp cắt trĩ PPH là cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất, điều trị bệnh trĩ hiện đại, được áp dụng trong y khoa. Phương pháp cắt trĩ PPH không cần sử dụng đến dao mổ khi các bác sĩ sẽ dùng kẹp để cắt búi trĩ ra khỏi đường lược điều này tránh được các dây thần kinh và loại bỏ được phần niêm mạc sa phía dưới.

Ưu điểm của phương pháp PPH giúp giảm thiểu tình trạng ép hậu môn và không làm mất đi các chức năng của hậu môn. Ngoài ra, người bệnh sẽ tránh được những biến chứng hẹp hậu môn hay hậu môn bị mất kiểm soát. Phương pháp này không sử dụng dao mổ, không xâm lấn nên khả năng phục hồi nhanh chóng.

11. Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT

Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT là một trong những phương pháp hiện đại hiện nay, hoạt động theo nguyên lý sóng cao tần với mục đích sinh nhiệt và không nhờ đến sự can thiệp của dao kéo. Phương pháp cắt trĩ HCPT xác định vị trí của búi trĩ cần cắt và tác động trực tiếp đến các mạch máu nối liền búi trĩ, làm quang đông các huyết quản, thắt chặt các mạch máu cần cắt. Phương pháp HCPT được thực hiện nhanh chóng, tình trạng chảy máu sau khi phẫu thuật không nhiều cũng như thời gian bình phục nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm như chi phí cao hơn phương pháp truyền thống và cần đến nhiều máy móc chuyên dụng để thực hiện.

Hiện nay, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là phòng khám chữa bệnh trĩ được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Phòng khám Hưng Thịnh quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, tài năng và có kinh nghiệm hàng chục năm trong điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra, phòng khám cũng đáp ứng nhiều kỹ thuật điều trị hiện đại nhờ hệ thống máy móc được nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Để bệnh nhân an tâm khi đến điều trị bệnh trĩ, phòng khám Hưng Thịnh cũng niêm yết công khai chi phí khám chữa bệnh, tư vấn cho bệnh nhân trước khi điều trị. Phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh tiên phong khi là phòng khám ngoài giờ, bệnh nhân có thể đến khám chữa bệnh tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00 đến 20h00 mà không gây ảnh hưởng đến công việc.

• Địa chỉ phòng khám chữa trĩ Hưng Thịnh: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin về cách chữa bệnh trĩ dân gian và các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện đại. Hy vọng với những thông tin cung cấp tại bài viết, bạn đã hiểu thêm về những phương pháp điều trị để đạt được những hiệu quả điều trị nhất định. Nếu còn những thắc mắc về cách điều trị bệnh trĩ ngoại và nội, vui lòng liên hệ đến hotline 0352612932 để được tư vấn nhanh chóng.

Xem thêm: Đi cầu ra máu khám ở đâu

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/thuoc-tri-benh-tri-ngoai-a86231.html