Với những người có biểu hiện mắc tật khúc xạ cần tìm hiểu cách tính độ cận thị để phần nào xác định được mức độ của cận thị giúp việc chăm sóc, điều trị mắt được dễ dàng hơn.
Cận thị thường do trục trước sau của nhãn cầu quá dài trong khi công suất của các thấu kính (hệ giác mạc-thuỷ tinh thể) là bình thường, hoặc công suất của thấu kính quá cao trong khi độ dài trục nhãn cầu trước sau là bình thường. Do đó vật ở vô cực ta sẽ nhìn mờ vì ảnh rơi trước võng mạc.
Nguyên nhân cận thị chưa đựoc biết rõ, nhưng người ta cho rằng có 2 yếu tố thúc đẩy đó là di truyền và yếu tố môi trường.
Đặc điểm của cận thị là nhìn xa không rõ mà nhìn gần rõ. Tuỳ theo độ cận thị mà người ta phải kê sách ở xa hoặc thật gần mắt mới đọc được .
Cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học hay còn gọi là cận thị học đường, trẻ phải kê sách sát mắt để đọc hoặc không nhìn thấy bảng, hoặc phải chạy đến gần tivi. Trẻ thường hay nheo mắt hoặc hay than nhức đầu, mỏi mắt.
Mọi người thường băn khoăn với câu hỏi độ cận thị là gì. Khi bị cận thị thường thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ đưa ra các thông số về độ bằng máy đo cận thị. Tuy nhiên, cần phải hiểu thông số của tật khúc xạ là gì để xác định mức độ mắc tật.
Để biết độ cận thị là gì, bạn có thể tiếp nhận thông tin khi đi khám mắt, bác sĩ sẽ ký hiệu -D trên kính cận. Từ đó sẽ đưa ra kết quả cận bao nhiêu độ như 1D, 2D hay 1.5D… D ở đây chính là viết tắt của Diop. Diop là đơn vị đo độ cong của kính mắt được biết đến với các cách độc như Điốp hoặc Đi - Ốp. Đơn vị Diop càng dày thì tình trạng cận thị càng nặng cũng như độ dày của kính càng tăng. Diop là gì? - Nói một cách chính xác thì Diop chính là thước đo độ cong của thấu kính.
Để biết tình trạng bị cận, bạn có thể tìm hiểu các cách tính độ cận, có thể sử dụng cách tự đo độ cận của mắt tại nhà hoặc dùng phần mềm đo thị lực. Nếu đo tại nhà, cần tìm hiểu đo mắt cận như thế nào. Nếu đến các cơ sở y tế, bạn có thể được đo chính xác bằng máy đo cận thị với sự hỗ trợ chính xác từ trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ.
Nếu thắc mắc việc đo mắt cận như thế nào, bạn nên biết cách tính độ cận thị bằng việc tự đo độ cận của mắt. Bạn dùng bảng đo độ cận thị bằng cách ngồi trước bảng, sau đó đề nghị một người chỉ, bạn là người che một bên mắt (thay phiên nhau) rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn.
Có nhiều loại bảng đo thị lực như:
- Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt
- Bảng thị lực chữ E của Armaignac
- Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E
- Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/ con vật dùng cho trẻ em, hoặc người không biết chữ
Tùy vào từng đối tượng mà dùng cách tính độ cận thị với bảng đo khác nhau.
Công thức tính độ cận thị được dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm trong giới hạn 2 điểm đó sẽ được mắt nhìn thấy rõ ràng. Với trẻ cận thị, điểm cực viễn thường là 2m, tương đương với cận -1D, điểm cực viễn là 1m tương đương cận -1.5D. Còn nếu điểm cực viễn là 50cm thì tương ứng độ cận thị của mắt là -2D. Từ cách đo như vậy, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của trẻ.
Bên cạnh cách tính độ cận thị bằng việc tự đo độ cận của mắt bằng bảng tại nhà, để biết chính xác độ cận cũng như việc điều trị được đúng cách.
Quá trình kiểm tra thị lực bằng máy đo cận thị cần tiến hành qua 2 bước.
Bước này dùng để đánh giá tình trạng của mắt. Một số kí hiệu thường thấy khi kiểm tra mắt tại các bệnh viện thường gặp:
- R (Right) hoặc OD là kết quả đo thị lực mắt phải.
- L (Left) hoặc OS là kết quả đo thị lực mắt trái.
- S (SPH/Sphere/Cầu) là số độ của tròng kính. Kèm theo đó, kí hiệu “-” là dấu hiệu trẻ cận thị và kí hiệu “+” là viễn thị.
Muốn lấy được độ cận chính xác thì bước này phải được thực hiện nhiều lần, để lấy số AVG (số đo trung bình) làm căn cứ xác định độ cận.
S.E là số độ kính kiến nghị sử dụng.
PD là khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị tính là milimet (mm).
Với bước đầu trong cách tính độ cận thị bằng máy đo, chúng ta chỉ mới xác định được trẻ có bị cận hay không. Sau đó, cần thực hiện bước tiếp theo để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng mắt của trẻ.
Gắn miếng kính mẫu vào đeo thử, nếu trẻ nhìn rõ và thoải mái khi di chuyển, thì độ kính đó thích hợp. Với cách kiểm tra độ cận thị này, chúng ta có thể biết chính xác độ cận là bao nhiêu. Cuối cùng, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ bắt đầu cắt kính phù hợp cho trẻ.
Hiện nay, nếu có khá nhiều lý do bất tiện để bạn chưa kịp đi khám mắt hoặc có thể muốn biết độ cận trước khi đi khám, bạn có thể tìm hiểu cách tính độ cận thị bằng các phần mềm đo thị lực tại nhà hoặc cách tự kiểm tra mắt bằng smart phone tiện lợi.
Nếu đơn kính thuốc đã hết hạn, bạn có thể sử dụng iPhone, máy tính và khoảng cách tầm 3,5 mét để kiểm tra tầm nhìn của bạn thay đổi như thế nào kể từ lần cuối đo thị lực.
Đầu tiên, bạn cần tải một ứng dụng chuyên sử dụng để kiểm tra mắt. Tiếp đó kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để thỏa mãn việc sử dụng chương trình hay không. Mỗi chương trình thường được viết ra phù hợp với một độ tuổi nhất định và có thể đo chính xác được độ cận nhất định. Nếu thỏa mãn các điều kiện ứng dụng đưa ra, hãy bắt đầu bằng cách truy cập và thực hiện các thao tác như hướng dẫn.
Bên cạnh đó, ở các phần mềm đo thị lực còn có các phần khác như hướng dẫn luyện tập hay là chia sẻ. Phần luyện tập tức là duy trì một mắt ở một khoảng cách nào đó để luyện tập giúp bạn giảm bớt độ cận thị.
Bởi thế, ngoài việc tìm hiểu cách tính độ cận thị bằng nhiều cách khác nhau như dùng máy đo cận thị, dùng phần mềm đo thị lực hoặc tự đo độ cận của mắt bằng bảng đo tại nhà…, người mắc tật khúc xạ cần có chế độ làm việc, sinh hoạt khoa học và chăm sóc mắt đúng cách giúp hạn chế tăng độ cận, bảo vệ mắt khỏe mạnh, thị lực ổn định trong thời gian dài.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
BS CKII. Nguyễn Đỗ Thanh Lam
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/can-thi-1-5-diop-la-bao-nhieu-do-a80868.html