1. Đầu tiên bạn cần làm một chiếc máy hàn thiếc hoặc mỏ hàn thiếc để sử dụng.
2. Mỏ hàn chì đập dẹp nó ra, sau đó uốn cong phần đó (quan sát như hình dưới để dễ hình dung), mục đích làm vậy là để dễ dàng cho việc hàn nhựa.
3. sử dụng loại ghim bấm tài liệu (trong văn phòng thường dùng).
4. Mẩu miếng nhựa tương tự như mẩu nhựa bị nứt.
Mình sẽ tiến hành hàn về mặt bên trong của nhựa bị nứt - vị trí mà không dễ nhìn thấy, nhờ vậy mà sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Để mối hàn nhựa được khít chặt, vào khuôn, bạn ép sát 2 phần nhựa bị nứt vào nhau, sau đó mới tiến hành hàn.
Đầu tiên, chấm miết giữa rãnh nứt của phần nhựa đó, để chúng tạm thời cố định vào nhau, lưu ý chưa thả tay vội mà vẫn phải ép chặt 2 phần nứt đấy trong một phút rưỡi để mối hàn được khô và dính chặt (như hình).
Tiếp đến, sử dụng một miếng nhựa nhỏ như hạt đậu (loại nhựa có tính chất, màu sắc tương tự như loại nhựa đang hàn) đặt giữa vết nứt đó, rồi dùng mỏ hàn ép vào, mục đích là bù phần nhựa đó lên vết nứt để làm chắc chắn mối hàn nhựa vừa thực hiện xong.
Và để mối hàn được kết dính chắc chắn nhất, bạn sử dụng hoảng 2 - 3 miếng ghim giấy, rồi đặt trên đường dài của vết nứt, sau đó lấy mỏ hàn đè xuống, lúc này ghim sẽ bị mỏ hàn làm nóng chảy, từ đó giúp đính chắc vào phần rãnh nhựa bị nút đó, và nhôm ghim thì rất cứng nên chúng sẽ làm cho mối hàn được chắc chắn hơn.
Nếu đường hàn bị nứt dài thì bạn cứ tiếp tục sử dụng thêm ghim nhôm để hàn kín toàn bộ đường bị nứt nhé!
Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian hoặc muốn tiết kiệm chi phí cũng như không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe. Thì bạn có thể sử dụng phương pháp hàn nhựa xe máy bằng keo dán chuyên nghiệp. Nhưng dán như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Vậy bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước như sau.
Bước 1: Sử dụng giấy nhám để đánh nhám cho vết rách, vỡ. Giúp cho keo bám chặt hơn vào bề mặt nhựa.
Bước 2: Vệ sinh chỗ cần dán thật sạch sẽ, không còn dính bụi bặm hay bất kỳ tạp chất nào. Và để cho khô hoàn toàn.
Bước 3: Cần căn chỉnh vị trí dán cho thật chuẩn, cân đối, không bị lệch, rồi cho keo vào và giữ chặt.
Bước 4: Giữ thật chắc trong vài giây (tùy thuộc vào độ kết dính, tốc độ khô của từng loại keo dán nhựa xe máy mà thời gian này sẽ khác nhau, có thể nhanh hoặc lâu hơn).
Bước 5: Sau khi vết keo đã thật khô, có thể dùng acetone để làm sạch những vết keo bị lan ra ngoài. Thậm chí, trong lúc dán mà bạn thấy keo lan ra thì có thể lau sạch luôn, như vậy sẽ dễ hơn.
Chú ý: Không nên đổ quá nhiều keo lên chỗ dán vì nếu lớp keo quá dày sẽ làm giảm liên kết, khô lâu hơn và có thể gây mất thẩm mỹ. Cách này chỉ nên dùng cho những trường hợp bị rạn nứt, vỡ nhẹ.
Hi vọng qua cách hàn đồ nhựa xe máy trên, các bạn sẽ tự mình hoàn thành được, chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/han-nhua-xe-may-a79941.html