Người xưa truyền lại, làng Vân vì thiếu gạo, thiếu việc làm nên phải hành nghề nấu rượu sắn để bán cho những ai say chất men nồng của loài ngũ cốc nhưng cùng với thời gian, cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu của một loại rượu nổi tiếng khắp cả nước: Rượu làng Vân. Cái thứ nước trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai này chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm: Hàng ngàn tăm rượu xoay tròn như một cột sáng rất lâu sau mới tắt. Những người sành uống chỉ cần nhìn tăm rượu đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không. Không giống với các loại rượu khác, rượu làng Vân uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Tất cả tạo nên nét riêng của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua.
Từ lâu, rượu Làng Vân là thứ đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước, một thứ quà tặng mà mỗi khi có dịp về thăm vùng Kinh Bắc, người ta đều muốn mua về làm quà biếu bạn bè và những người thân trong gia đình.
Dưới các triều đại phong kiến, rượu Vân là lễ vật để dâng lên vua chúa và thường xuyên được sử dụng trong những buổi yến tiệc ở chốn cung đình.
Cứ đời này truyền đời khác, người làng Vân luôn ý thức cần phải bảo lưu nghề truyền thống này của ông cha. Để giữ bí quyết của nghề nấu rượu, ngay từ xa xưa, trong gia đình, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Tập tục này được tuân thủ nghiêm ngặt và như là một điều thề ước lâu đời ở làng Vân. Vì vậy, xưa có câu ca dao:
‘‘Trời mưa cho ướt lá khoai
Đố ai lấy được con trai Thổ Hà
Trời mưa cho ướt lá cà
Đố ai lấy được đàn bà Vạn Vân”.
Làng Vân thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là nơi có truyền thống nấu rượu từ lâu đời. Tiếng là làng quê nhưng Vân Hà có nét đặc trưng không giống với bất kỳ làng quê nào trên đất nước, đó là người dân Vân Hà không có ruộng, họ sống hoàn toàn bằng nghề thủ công, buôn bán, trao đổi hàng hoá với các vùng xung quanh, trong đó có nghề nấu rượu. Dưới các triều đại phong kiến, rượu làng Vân được dâng lên vua, rồi thường xuyên xuất hiện trong các buổi yến tiệc linh đình. Năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Trần Hy Tông đã sắc phong bốn chữ vàng “Vân hương mỹ tửu”cho rượu làng Vân.
Không chỉ là nơi sản xuất ra loại rượu thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng, làng Vân Hà, huyện Việt Yên còn là một vùng quê có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa của một làng Việt cổ, với những mái đình, mái chùa cổ kính, rêu phong, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình đã cho chúng ta thấy một không gian văn hóa của nông thôn xưa ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Về Vân Hà bạn sẽ được thưởng thức đặc sản rượu làng Vân, thực sự cảm thấy mình ‘‘say” không chỉ bởi những ly rượu mềm môi, thơm nồng mà du khách còn “say” trong những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm của các liền anh, liền chị bên bờ bắc sông Cầu. Uống rượu và hát quan họ là nét văn hóa truyền thống của người làng Vân. Mỗi khi nâng chén mời nhau ly rượu người làng Vân lại ý tứ và kín đáo bằng việc hát những câu dân ca quan họ để tỏ lòng chân thành của người mời rượu, đó cũng là nét văn hóa đặc trưng của con người vùng Kinh Bắc. Khẳng định chất riêng của người vùng Kinh Bắc và loại rượu đặc sản nổi tiếng ở nơi đây.
Để giữ bí quyết của nghề nấu rượu, ngay từ xa xưa, người dân Vân Hà đã có ý thức bảo vệ nghề truyền thống của mình. Trong gia đình, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Tập tục này được tuân thủ nghiêm ngặt và trở thành một điều thề ước lâu đời ở làng Vân.
Ngày trước vì làng thiếu gạo nên làm rượu sắn, nhưng nay làng đã khôi phục lại nghề nấu rượu bằng gạo nếp. Rượu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon, hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân được chế biến từ 36 vị thuốc Bắc quý hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ. Với nghệ thuật nấu rượu tài tình của người làng Vân đã tạo ra một thứ nước trong văn vắt với hương vị êm dịu, lắng đọng đã chinh phục cả những vị khách khó tính nhất. Từ hàng chục thế kỷ qua, hương vị đặc biệt của rượu làng Vân luôn được nhiều du khách chọn mua về làm quà khi lên vùng Kinh Bắc.
Vậy nên, không những không bị mai một, mà nghề nấu rượu ở làng Vân ngày càng được mở rộng phát triển, thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà đã xuất khẩu sang cả nước ngoài. Các con tàu cập bến Thổ Hà chở rượu Vân đi bán khắp nơi. Các loại sản phẩm rượu Vân ngày càng thêm phong phú gồm nhiều chủng loại để cho khách hàng lựa chọn, như: rượu nếp cái hoa vàng, rượu gạo tẻ, rượu sắn, rượu vodka, rượu nếp hạ thổ...
Người làng Vân hiếu khách, trọng tình, trong mỗi gia đình ở đây luôn có một chum rượu đầy để dùng trong nhà, để đãi khách quý và làm quà tặng. Mỗi khi có khách đến chơi nhà, người làng Vân lại mang thứ rượu đặc sản của quê hương Bắc Giang ra mời khách.
Xem thêm: Báo giá rượu làng Vọc
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt và rượu Làng Vân cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Thế nhưng, với thương hiệu nổi tiếng và được khẳng định bằng chất lượng, rượu làng Vân vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Rượu làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Khắp mọi miền đất nước, trong các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ, quán bình dân… đâu đâu cũng có sự xuất hiện của loại rượu mang nhãn mác rượu Làng Vân.
Các sản phẩm của rượu làng Vân đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Các loại rượu trong vắt có độ cao thấp khác nhau, nhưng cùng có 1 đặc điểm chung là êm dịu và hương thơm đặc trưng.
Hiện toàn huyện Việt Yên có trên 300 đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu làng Vân với sản lượng 4 triệu lít/năm.
Ngày 17/10/2012, Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thương hiệu “Đặc sản rượu Việt Nam Làng Vân”. Sản phẩm rượu làng Vân hiện có thị trường tiêu thụ khắp cả nước.
Cửa hàng Rượu làng Vân tại Hà Nội
Hiện ở Hà Nội chúng tôi có sẵn 2 loại chai rượu làng Vân là chai lùn và chai dài, quý khách vui lòng tham khảo cụ thể:
Chai rượu lùn 500ml - 100k
Chai rượu dài 500ml - 90kĐịa chỉ xưởng sản xuất: Xóm 4, làng Vân, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang
Tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung, quý khách có thể đến 349 Vũ Tông Phan để xem, uống thử và mua hàng
Tại HCM và các tỉnh phía Nam, có thể qua địa chỉ 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM
SĐT/Zalo: 0964.346.255
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/ruou-lang-van-a78342.html