Sáng tạo là một “vũ điệu” tinh tế giữa tính mới mẻ và tính giá trị.
Chúng ta hay nghĩ sáng tạo là tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới, nhưng thực tế thường không phải vậy. Hầu hết những món mới mà chúng ta biết chỉ đơn giản là lôi ra những món cũ và phối chúng lại theo cách mới.
Ví dụ điển hình là hợp âm trong bài Canon in D của nhà soạn nhạc Johann Pachelbel vào thế kỷ 17 đã được phối lại hàng trăm lần với các nhạc cụ hiện đại, để tạo ra hàng chục bài hát nổi tiếng chỉ trong vài thập kỷ qua.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là “tư duy phân kỳ” (divergent thinking), một trong những kỹ năng tốt nhất để học nếu bạn muốn sáng tạo hơn. Thay vì hỏi “Làm cách nào để tạo ra thứ gì đó mới mẻ?” hãy tự hỏi, “Làm thế nào để biến một thứ gì đó từ cũ kỹ thành mới mẻ?”
Công việc sáng tạo được gọi là “sáng tạo” không chỉ vì nó tạo ra cái mới, mà còn vì nó khai sáng, tạo thêm giá trị cho thế giới.
Tôi có thể viết một bản giao hưởng từ tiếng xì hơi kéo dài hàng tiếng đồng hồ, hoặc phát minh ra một loại thức uống dành cho người ăn kiêng từ nước và gỉ ở rốn. Mặc dù những thứ này chắc chắn sẽ là “sáng chế của nhân loại,” nhưng chúng hiển nhiên chỉ có “giá trị” thô thiển.
Đối với những thứ có giá trị gia tăng nhưng không mới, tôi gọi chúng là sản phẩm bóc lột. Hãy nghĩ đến những bộ phim Hollywood đã làm lại 18 lần mà bạn vẫn trả tiền để đi xem dù biết sẽ chẳng có gì quá độc đáo ở phần mới đi.
Với các định nghĩa trên, dưới đây là một số việc siêu chán nhưng vô cùng quan trọng mà bạn có thể làm để sáng tạo hơn.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/lam-gi-het-chan-a78105.html