Các bước trong lễ cúng thôi nôi bé trai miền nam. Cách tính ngày thôi nôi cho bé trai. Chuẩn bị mâm cúng và tiến hành lễ cúng thôi nôi hoàn chỉnh.
Lễ cúng thôi nôi là một trong những lễ quan trọng của các bé. Khi các bé vừa tròn một tuổi, đánh dấu sự phát triển và khỏe mạnh của trẻ trong một năm khó khăn đầu đời. Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì các cặp vợ chồng trẻ sẽ có rất ít kinh nghiệm trong chuyển tổ chức lễ cúng này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này.
Tìm hiểu thêm:
Cách Nấu Hủ Tiếu Xương Thơm Ngon Đậm Hương Vị
Trước khi tổ chức được một buổi lễ thôi nôi cho trẻ một cách trọn vẹn nhất, bạn phải biết được cách tình ngày thôi nôi này. Mỗi một trẻ được sinh vào những ngày khác nhau nên ngày tổ chức thôi nôi không phải trẻ nào cũng giống nhau. Ngoài ra, sự khác biệt khi tính ngày thôi nôi cũng khác ở bé trai và bé gái.
Phần lớn, khi tính ngày thôi nôi cho trẻ, mọi người thường tính theo ngày âm lịch, đây cũng là cách mà từ thời xưa ông cha ta vẫn hay dùng. Để tính được ngày này sẽ có 3 cách tính thông dụng.
Bạn sẽ áp dụng câu nói của ông cha ta để lại “Gái lùi 2, trai lùi 1”. Do đó, để tính được ngày thôi nôi cho bé trai miền Nam, bạn sẽ tính từ ngày sinh âm lịch của trẻ, bạn sẽ lùi thêm một ngày nữa. Ví dụ như bé trai sinh vào ngày 09/12/2019 âm lịch thì ngày thôi nôi của bé trai này sẽ lùi 1 ngày là 08/12/2020 âm lịch.
Ở một số tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, họ lại hay sử dụng câu nói truyền miệng từ thời xa xưa là “Trai trồi 2, gái sụt 1”. Tức là, khi bạn tính ngày thôi nôi cho bé trai miền Nam, bạn sẽ dựa vào ngày sinh âm lịch của trẻ và cộng thêm 2 ngày nữa. Ví dụ bé trai sinh vào ngày 09/12/2019 âm lịch thì ngày thôi nôi của bé trai này sẽ được cộng thêm 2 ngày là 11/12/2020 âm lịch.
Ở một số tỉnh khác thì lại thực hiện theo câu nói “Trai trồi 1, gái sụt 2”. Cách tính này cũng tương tự như 2 cách trên. Bạn sẽ lấy ngày sinh âm lịch của bé trai và cộng thêm 1 ngày nữa. Ví dụ như bé trai sinh vào ngày 09/12/2019 âm lịch thì ngày thôi nôi của bé trai này sẽ được cộng thêm 1 ngày là 10/12/2020 âm lịch.
Tuy nhiên, phần lớn, mọi người đều thường sử dụng cách đầu tiên hơn. Đây cũng là cách được xem là cách tính truyền thống nhất, được áp dụng rộng rãi và nhiều người biết đến nhất. Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách trên để tính ngày thôi nôi cho bé trai, tùy thuộc vào quan niệm ở khu vực bạn sinh sống.
Đây là bước khá quan trọng và tốn nhiều thời gian và công sức khác nhau. Bạn sẽ phải chuẩn bị các mâm cúng cần thiết để sử dụng vào ngày này. Thông thường, sẽ có 4 mâm cúng trong một buổi lễ cúng thôi nôi cho bé trai. Bao gồm: mâm cúng ông Táo, mâm cúng 12 bà mụ và 3 đức ông, mâm cúng gia tiên và cuối cùng là mâm cúng thổ địa thần tài.
Các mâm cúng này thường có những món lễ vật cơ bản, thế nhưng, ở mỗi mâm cúng đều có sự khác biệt với nhau. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ, riêng biệt giữa từng mâm cúng để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn vào ngày thôi nôi cho bé.
Vào ngày thôi nôi của bé trai, bạn sẽ cần phải sắp xếp các mâm cúng một cách ngăn nắp và gọn gàng. Các món lễ vật xen kẽ nhau tạo sự bắt mắt. Đặc biệt khi bày mâm cúng phải đủ món, đúng vị trí và đúng mâm cúng.
Thông thường, khi bạn tổ chức lễ thôi nôi cho bé trai, trong mâm cúng người ta sẽ sử dụng chè đậu trắng. Nhưng đối với lễ thôi nôi của bé gái lại thường chuẩn bị chè bánh trôi nước. Có sự khác biệt này bởi 2 loại chè tương ứng với những ý nghĩa và tính cách khác biệt giữa bé trai và bé gái. Đây cũng là điều mà các bậc ông cha đã truyền lại và được thực hiện cho đến bây giờ.
Sau đó, trước khi cúng mụ, bạn sẽ phải cúng tất cả các bàn thờ khác như bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ông táo, bàn thờ thổ địa, thần tài.
Gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp:
Ngoài các lễ vật này thì cần thêm một bình hoa, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa) vì theo quan niệm dân gian, bà chúa chỉ thích dùng đũa này.
Bạn phải châm trà, rót rượu, thắp đèn, thắp hương ở mâm cúng mụ và tiến ngày đọc bài văn khấn thôi nôi cho trẻ. Sau đó, chắp tay của trẻ lại và vái lạy 3 cái. Khi hương đã tàn được ½, bạn tiếp tục chêm rượu, trà và lạy 3 cái.
Trong bài văn khấn sẽ có một điểm nhắc về giới tính của bé “bé trai tên…” Đây được xem là một trong những điểm vô cùng nhỏ, do đó rất nhiều người không để ý đến. Tuy nhiên, chúng lại vô cùng quan trọng, vì đây là bài văn khấn bạn dùng để truyền đạt lại với 12 bà mụ, gia tiên cũng như các vị thần linh.
Tiếp theo, ở bước này sẽ là nghi thức bốc đồ. Thông thường, trong lễ cúng thôi nôi luôn có nghi thức cho bé bốc đồ. Nghi thức này sẽ được tổ chức sau khi bạn đọc xong bài văn khấn. Bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn một số món đồ để cho bé chọn. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây khi tổ chức lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái chính là món đồ chơi.
Đối với các bé trai, mẹ sẽ thường lựa chọn những món đồ mang đậm tính cách mạnh mẽ hơn, phù hợp với con trai hơn. Ngược lại, nếu là bé gái, bạn sẽ chuẩn bị những món đồ nhẹ nhàng, nữ tính, phù hợp với tính cách của con gái hơn. Bạn sẽ cho bé chọn 3 món đầu tiên, sau đó cho bé trả lại lễ. Mọi người sẽ chúc mừng và lì xì, tặng quà cho bé.
Khi hương đã tàn hết, bạn sẽ tiến hành hóa vàng. Bạn sẽ lấy tất cả tiền vàng ở các mâm cúng, bàn thờ đem đi đốt. Sau khi đốt xong, bạn sẽ lấy rượu, trà rưới quanh đám tro vừa mới đốt xong. Riêng với muối và gạo thì vãi ngoài đường.
Lễ cúng thôi nôi cho trẻ là một dịp vô cùng quan trọng. Không chỉ là ngày mà mọi người đến chúc mừng cho bé đã tròn 1 tuổi mà đây còn là buổi lễ cúng bà mụ, thần linh, gia tiên,…với mong muốn họ sẽ tiếp tục bảo vệ trẻ trong tương lai.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/le-cung-thoi-noi-cho-be-trai-a75242.html