Uống rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là những trường hợp thường xuyên sử dụng (lạm dụng) rượu bia. Ngoài những tác hại của rượu bia dễ nhận thấy sau khi uống như: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi… Rượu bia còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra các vấn đề xã hội như mất trật tự an toàn xã hội, mất an toàn giao thông….
Hãy tìm hiểu rõ hơn để chung tay phòng chống tác hại của rượu bia vì sức khỏe bản thân và mọi người.
- Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH.
Cồn thực phẩm có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Cồn thực phẩm có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
- Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm.
Rượu được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu. Chủ yếu gồm tinh bột ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
- Bia là đồ uống có cồn thực phẩm.
Bia được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu. Chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Theo định nghĩa trên thì các đồ uống có cồn khác pha chế với cồn thực phẩm như cocktail, nước trái cây có cồn thực phẩm theo quy trình sản xuất như rượu… cũng được phân loại là rượu.
Tác hại của rượu bia đến các cơ quan trong cơ thể đầu tiên có thể nhắc đến Gan. Bởi, khi rượu bia được đưa vào cơ thể, sau khi được dạ dày hấp thụ 20% và ruột non hấp thụ 80% chúng sẽ được tiến hành chuyển hóa tới 90% tại Gan.
Quá trình chuyển hóa này khiến Gan liên tục chịu tác động từ các chất độc tố có trong rượu. Khi tình trạng này kéo dài và diễn ra liên tục khiến chức năng Gan suy giảm nghiêm trọng.
Rượu là tác nhân gây các bệnh: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… thậm chí là ung thư gan.
Rượu gây ra thiếu Vitamin B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức … dần dần dẫn tới suy tim.
Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao.
Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
Các nguy cơ đột quỵ, mất ngủ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim… cũng cao hơn so với người không có thói quen uống rượu bia.
Tác hại dễ nhận biết nhất mà rượu bia gây ra cho não bộ là tình trạng rối loạn, không thể điều chỉnh các hoạt động - suy nghĩ. Từ đó khiến người uống đi đứng không vững, phản ứng chậm, mất nhận thức…
Người thường xuyên sử dụng rượu bia trong thời gian dài sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ, hội chứng sảng run.
Khi bị hội chứng sảng run, người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng sau:
Dạ dày bị ảnh hưởng là một trong những tác hại của bia rượu khác mà người bệnh sẽ dễ dàng gặp phải sau một thời gian.
Khi được hấp thụ ở dạ dày, bia rượu sẽ được phân hủy thành các chất động hại như acetaldehyde. Acetaldehyde có khả năng gây suy yếu các lớp mô bảo vệ tại dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng. Bên cạnh đó, rượu bia còn khiến dạ dày tiết ra nhiều hơn lượng axit tiêu hóa. Khi tình trạng này diễn ra, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, trào ngược nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài cũng làm tăng nguy cơ viêm loét tại dạ dày cao hơn.
Uống liên tục và uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra tình trạng Gout.
Nguyên nhân chính là do:
Điều này tạo điều kiện cho việc tăng lượng axit uric dư thừa và gây ra Gout.
Khi bị Gout, người bệnh sẽ phải đối diện với các cơn đau nhức, sưng tấy đỏ tại đầu ngón chân - ngón tay, khó khăn trong việc di chuyển…
Uống rượu bia liên tục có thể khiến các tế bào bạch cầu bị “ảnh hưởng”, làm giảm sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, người uống nghiện rượu thường có dễ mắc bệnh hơn.
Ví dụ bệnh liên quan đến hệ hô hấp như bệnh lao…
Với cả nam và nữ, rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
Đối với nam giới
Đối với nữ giới
Khi sử dụng rượu bia, các loại đồ uống có lượng cồn cao khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn. Điều này được thể hiện trực tiếp qua vẻ bề ngoài của bạn như màu da, tóc khô xơ, da bong tróc hoặc xanh xao…
Khi sử dụng quá nhiều rượu, bia lượng canxi có trong cơ thể có xu hướng giảm đáng kể. Rượu cũng khiến sự hình thành của tế bào xương bị ngăn chặn. Từ đó khiến chất lượng xương bị ảnh hưởng và dễ gây ra tình trạng loãng xương.
Lượng cồn khi đi vào máu cũng sẽ có tác động tiêu cực làm cơ bắp suy giảm và suy yếu theo thời gian.
- Rượu bia có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh Ung thư. Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia là chất gây ung thư thuộc Nhóm I. Tức là có nguy cơ cao gây ung thư.
Tương tự như thuốc lá, amiăng hay bức xạ ion hóa. Uống rượu, bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại - trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
- Gây mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ.
- Viêm tụy.
- Gây tổn thương thần kinh, động kinh.
Ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình, giảm hoặc mất khả năng làm việc, mất việc làm. Có thể xảy ra bạo lực, quan hệ tình dục không an toàn.
Các nguy cơ như:
Với những ảnh hưởng tiêu cực khi sử dụng rượu bia như trên, mọi người nên duy trì thói quen sinh hoạt ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia hoặc hạn chế uống ở mức thấp nhất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi uống rượu bia. Theo Điều 24, 25 của luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 có nêu rõ các biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng và Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa giảm tác hại của rượu bia như sau:
Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;
b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/bia-ruou-a74663.html