11 cách trị sẹo lõm hiệu quả an toàn được bác sĩ khuyên dùng

Có khoảng 11% - 14% người từng bị mụn trứng cá để lại sẹo lõm (sẹo rỗ). Sẹo lõm có thể gặp ngay cả khi mụn ẩn, mụn mủ biến mất. Nếu mụn càng nặng, càng có nguy cơ để lại nhiều sẹo lõm hơn. Khi có nhiều sẹo lõm, người bệnh cần chăm sóc da, trị liệu phục hồi sớm để cải thiện tình trạng sẹo rỗ gây ra. Bài viết dưới đây chia sẻ 11 cách trị sẹo lõm hiệu quả, an toàn được bác sĩ khuyên dùng, người bệnh có thể tham khảo!

cách trị sẹo lõm

Tổng quan về sẹo lõm

Sẹo lõm (còn được gọi sẹo rỗ) hình thành do lớp biểu bì của da bị tổn thương, làm các tầng da sâu hơn cũng ảnh hưởng. Lúc này, cơ thể không thể phục hồi lại như tình trạng da như ban đầu nên sẽ sản sinh ra collagen, các hợp chất quan trọng khác đóng góp vào quá trình liên kết, hồi phục da. Khi collagen sản xuất không đủ sẽ gây nên sẹo lõm trên da. (1)

Có khá nhiều loại sẹo lõm khác nhau nhưng có 3 loại phổ biến thường gặp:

1. Sẹo rỗ chân vuông (Boxcar scar)

Sẹo rỗ chân vuông là những vết sẹo có hố lõm hình vuông, chân sẹo nông và bằng phẳng, có đường kính từ 2 - 4 mm, chiều sâu khoảng 1,5 mm. Sẹo rỗ chân vuông có hình dạng giống như sẹo thủy đậu, thường xuất hiện ở vùng má, thái dương có hình dạng như hình tròn hay hình bầu dục.

2. Sẹo rỗ đá nhọn (Ice pick scar)

Chúng có kết cấu hình chóp ngược, bờ sắc cạnh, hẹp và nhỏ, kéo dài tới tận lớp hạ bì. Chân sẹo khá sâu nên chúng thường bị nhầm lẫn với tình trạng lỗ chân lông sâu.

Các vết sẹo này thường xảy ra do tình trạng viêm nhiễm chuyển nặng làm sần da hoặc u nang và thường xuất hiện ở trên má.

3. Sẹo rỗ hình lượn sóng (Rolling scar)

Những vết sẹo này thường hay xuất hiện ở những nơi da dày hơn như là trên má dưới hoặc hàm dưới, thường có dạng thoai thoải với miệng rộng và chân sâu. Người càng lớn tuổi thì vết sẹo càng rõ.

Sẹo lõm có trị dứt điểm được không?

Không. Rất khó để điều trị hoàn toàn sẹo lõm. Như đã đề cập ở trên, sẹo lõm tổn thương vĩnh viễn do tổn thương ở các tầng sâu của da, dẫn đến các tế bào sợi như: collagen, elastin đứt gãy. Do không được máu nuôi dưỡng, các sợi tế bào dần xơ hóa, hình thành chân sẹo khiến cho bề mặt da co lại, lõm xuống gây khó khăn cho việc điều trị.

Cách để trị sẹo lõm thành công là cắt bỏ gốc sẹo nằm dưới da. Nhờ vậy, da mới được giải phóng hoàn toàn, không còn kéo xuống lớp trung bì hay hạ bì, giúp sẹo được kích thích, tự hồi phục.

Sẹo lõm trị có khó không?

Không. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng việc điều trị sẹo lõm vẫn có thể thực hiện được. Người bệnh chỉ cần được điều trị đúng cách, sẹo lõm sẽ thuyên giảm đáng kể. Sự tác động nhân tạo vào sâu bên trong da tạo những tổn thương giả để kích thích cơ chế lành thương tự nhiên. (2)

Điều này giúp tái tạo tế bào mới lấp đầy sẹo rỗ hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn cho người điều trị. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà khả năng cải thiện sẽ khác nhau. Việc điều trị sẹo rỗ có thể đạt hiệu quả lên đến 80% nếu thực hiện được những điều quan trọng như:

Một số cách trị sẹo lõm hiệu quả an toàn

1. Chấm TCA

Chấm TCA (TCA Cross) là phương pháp phổ biến hiện nay được sử dụng điều trị sẹo lõm. Các bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch Trichloroacetic Acid (TCA) và dùng kim vô khuẩn để chấm trực tiếp lên vết sẹo lõm. TCA khi tiếp xúc với da sẽ tạo thành phản ứng hóa học gây kết tủa protein. (3)

Cách hoạt động của chúng làm đông đặc tế bào, gây hoại tử thượng bì, collagen phía trên lớp bì lưới, mao mạch… giúp làm tách lớp biểu bì và tạp chất tắc nghẽn lỗ chân lông, da chết sẽ bong ra.

Người có cơ địa tốt, vết sẹo không quá sâu sẽ thấy ngay sẹo được khép lại, làm đầy nhanh chóng vết sẹo. Sau đó, các bác sĩ sẽ cải thiện các vết sẹo bằng cách thực hiện thêm những phương pháp bóc tách chuyên sâu.

chấm tca
Chấm TCA giúp cải thiện làn da của bạn

2. Laser CO2 Fractional

Trị sẹo rỗ bằng laser (liệu pháp điều trị không xâm lấn) bằng cách sử dụng tia laser CO2 nhằm tạo ra các vi tổn thương giả, kích thích tái tạo da, sản sinh collagen tự thân từ bên trong.

Phương pháp này được các bác sĩ da liễu sử dụng điều trị cho các vết sẹo từ trung bình đến sâu. Laser CO2 Fractional giúp cải thiện tình trạng da không đều màu, chảy xệ, sẹo mụn, thay đổi kết cấu da.

3. Lăn kim

Liệu pháp lăn kim tác động từ bên ngoài giúp tái tạo da khỏe mạnh hơn bằng cách sử dụng rất nhiều kim nhỏ đã được khử khuẩn, lăn trên bề mặt da theo các hướng khác nhau. Những chiếc kim này sẽ tạo thành các tổn thương nhỏ trên da giúp sản sinh collagen, duy trì độ đàn hồi, phục hồi sức khỏe da. (4)

lăn kim
Lăn kim giúp cải thiện các vấn đề về sẹo, phục hồi lão hóa da

4. RF siêu vi điểm

Phương pháp RF siêu vi điểm thường được sử dụng trong điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to. Một đầu kim có mũi kim nano siêu nhỏ được tích hợp sóng RF để tạo tổn thương siêu nhỏ trên bề mặt da nhằm kích thích quá trình sản sinh collagen.

Sóng điện từ RF sẽ giúp cải thiện các cấu trúc mô da, se nhỏ miệng sẹo, se nhỏ lỗ chân lông, giảm thâm nám trên bề mặt da.

5. Bóc tách đáy sẹo

Bóc tách đáy sẹo thường được sử dụng để phá vỡ các mô sẹo dưới da. Bác sĩ da liễu - thẩm mỹ da sẽ đưa dụng cụ tách đáy sẹo vào dưới vết sẹo làm nới lỏng, phá vỡ các sợi kết nối vết sẹo và mô bên dưới da giúp giải phóng đáy sẹo, làm đầy sẹo tự nhiên để da phục hồi

>> Xem chi tiết phương pháp cắt đáy sẹo rỗ tại đây

6. Tiêm meso

Tiêm meso bổ sung các hoạt chất (vitamin, enzyme, hormone, PRP acid amin), chiết xuất thực vật giúp trẻ hóa, làm săn chắc da, loại bỏ mỡ thừa. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất nhỏ để đưa dưỡng chất vào da ở lớp trung bì. (5)

Kỹ thuật tiêm meso không xâm lấn nên thường không tốn thời gian nghỉ dưỡng, có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi tiêm. Nếu người bệnh sưng, đau tại chỗ tiêm thì cần nghỉ ngơi 1 ngày.

7. Công nghệ PRP

Công nghệ PRP - Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma): phương pháp điều trị tự nhiên với thời gian hồi phục ngắn nhất trong các cách trị sẹo lõm hiện nay. PRP thực chất là huyết tương chứa nồng độ tiểu cầu cao kích thích cơ thể tái tạo, chữa lành thương với tốc độ nhanh hơn.

PRP cải thiện kết cấu tổng thể của da, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn quanh miệng,mắt, đồng thời làm đầy các vùng da như: rãnh lệ, má, thái dương… nên thường được sử dụng để làm phẳng sẹo mụn, sẹo sau phẫu thuật.

8. Phương pháp Chemical peels

Phương pháp Chemical peels (Peel da hoặc thay da sinh học) là biện pháp dùng để loại bỏ các tế bào chết, kích thích sự phát triển của da, giảm các đốm đồi mồi, làm đều màu da. Quá trình peel da bao gồm bước làm sạch hoặc làm mỏng lớp sừng bề mặt da ban đầu nhằm tạo điều kiện cho dung dịch peel phát huy tác dụng ở bước kế tiếp được tốt hơn.

Tiếp theo, người bệnh được dùng dung dịch peel da như: axit glycolic, phenol… sẽ giúp da bong tróc lớp sừng trên bề mặt, tạo ra một lớp da non ở dưới. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà quá trình này có thể kéo dài từ vì ngày đến vài tuần.

chemical peels
Thay da sinh học là một biện pháp làm đẹp phổ biến hiện nay

9. Tái tạo màng đáy Sylfirm

Công nghệ tái tạo màng đáy Sylfirm là công nghệ phi kim FR chữa trị nhiều vấn đề về da như: nám da, nâng cơ, trẻ hóa da. Các đầu kim sẽ tỏa tần số năng lượng vô tuyến xung quanh giúp kích thích sản sinh collagen, trẻ hóa da.

10. Ánh sáng E-light

Ánh sáng sinh học E-Light là sự kết hợp sóng cao tần RF, sóng ánh sáng IPL (năng lượng quang học), tạo ra nguồn nhiệt năng lớn, có khả năng xuyên sâu vào da. Phương pháp điều trị giúp cải thiện tông màu, kết cấu da đồng thời giảm các dấu hiệu lão hóa rõ rệt. E-light được sử dụng cho trẻ hóa da, tẩy lông bằng laser.

11. Công nghệ Laser Q-switched ND YAG

Công nghệ Laser Q-switched (Laser Q-switched Nd Yag) sử dụng chùm năng lượng xung cường độ cao trong thời gian ngắn cho da. Các sắc tố trên da như: thâm mụn, đồi mồi, tàn nhang, sẹo thâm… sẽ hấp thụ nguồn năng lượng này rồi vỡ thành các mảnh nhỏ li ti và sau đó được cơ thể tự đào thải ra ngoài giúp da mịn màng.

Đây là công nghệ mới trong ngành da liễu - thẩm mỹ da dùng để điều trị tăng sắc tố, sẹo mụn, da không đều màu, xóa hình xăm.

>>Giải đáp chi tiết: Trị sẹo lõm bằng laser có hiệu quả không?

Có nên tự chữa sẹo lõm tại nhà không?

Không. Qua thông tin được chia sẻ trong bài viết chúng ta có thể thấy rằng việc chữa trị sẹo lõm không hề đơn giản mà cần nhiều thời gian, công sức, chi phí để thực hiện. Việc điều trị tại nhà dễ dẫn đến nhiễm trùng da và các hậu quả nghiêm trọng khác.

Việc điều trị sẹo lõm (sẹo rỗ) cần lưu ý:

Vì vậy, người bệnh cần đến bác sĩ da liễu - thẩm mỹ da khám, tư vấn, áp dụng phương pháp trị sẹo lõm phù hợp, không để lại biến chứng sau khi điều trị.

có nên chữa sẹo lõm tại nhà không
Bác sĩ chuyên khoa da liễu - thẩm mỹ da đang khám và tư vấn liệu trình

Trị sẹo lõm ở đâu tốt?

Nên và không nên ăn gì khi trị sẹo lõm?

Có nhiều thực phẩm nên và không nên ăn khi điều trị sẹo lõm, người bệnh nên lưu ý như:

1. Các thực phẩm thúc đẩy quá trình phục hồi sẹo lõm

1.1 Bí đỏ

Bí đỏ chứa axit alpha hydroxy giúp cân bằng độ pH cho da, giúp da mềm mại, đồng thời chứa kẽm và chất xơ có tác dụng cải thiện tình trạng sẹo lõm.

1.2 Rau má

Rau má chứa nhiều triterpenoid giúp tăng cường, lưu thông máu, kích thích sản sinh collagen, làm đầy sẹo lõm.

1.3 Nha đam

Nha đam có hàm lượng dinh dưỡng cao như: chất chống oxy hóa, kháng khuẩn. Vì vậy, nếu da thiếu hụt collagen, cần bổ sung loại thực phẩm này để giúp làm đầy sẹo, ngăn nhiễm trùng da.

1.4 Cà chua

Cà chua chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C cao có khả năng tái tạo, phục hồi collagen, làm đầy nhanh chóng các vết sẹo lõm. Ngoài ra, các hoạt chất trong cà chua còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa hình thành sẹo mới, làm đầy các vết sẹo lõm.

1.5 Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều retinol, β-caroten… dẫn xuất của vitamin A giúp cải thiện nếp nhăn, ngăn lão hóa da do ảnh hưởng từ môi trường, ngừa viêm nhiễm, cải thiện hiệu quả các vết sẹo lõm trên da.

1.6 Súp lơ xanh

Súp lơ xanh tốt cho máu, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện để các tế bào có cơ hội phát triển làm đầy vết thương hở giúp điều trị sẹo lõm hiệu quả.

1.7 Cam

Cam có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tiêu hóa, làm đầy sẹo lõm và cải thiện da.

2. Các thực phẩm nên kiêng sau khi trị sẹo lõm

2.1 Hải sản

Các loài động vật giáp xác như: cua, tôm… sẽ dễ gây ra phản ứng ngứa khó chịu. Nếu trong quá trình vết thương còn hở, người bệnh vô tình gãi sẽ làm vết thương chậm lành hơn, tăng khả năng để lại sẹo lõm.

2.2 Thịt bò

Đây là thực phẩm rất giàu protein, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách dễ để lại sẹo lồi, làm vết sẹo bị sậm màu. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý kỹ về lượng thịt bò sẽ được nạp vào cơ thể. Hạn chế tối đa thịt bò vào lúc vết thương đang lên da non.

2.3 Rau muống

Vết thương hở, nhất là mưng mủ, thường có tính hàn, tích tụ độc tố. Vì vậy, ăn những thức ăn chứa nhiều tinh bột lâu ngày có thể khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ.

2.4 Trứng

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương trên da nhưng lòng trắng trứng được cho là làm tăng sản xuất các sợi collagen bị đứt gãy. Vì thế, nếu ăn nhiều trứng trong quá trình liền thương, nhiều người gặp phải tình trạng sẹo lõm, loang lổ, chấm trắng li ti.

2.5 Gạo nếp

Các loại đồ nếp như: xôi, bánh chưng, bánh nếp… có tính nóng, dễ gây sưng tấy, mưng mủ khi vết thương chưa lành, tăng nguy cơ kéo dài quá trình chữa lành vết thương, dễ để lại sẹo lõm (sẹo rỗ).

2.6 Đồ cay nóng

Cũng giống như đồ nếp, đồ cay nóng, nhiều gia vị như tiêu, ớt sẽ dễ khiến giai đoạn viêm của vết thương kéo dài hơn, da tổn thương rộng sẽ dễ dẫn đến hậu quả sẹo lõm. Vì vậy, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn có tính nóng như: mì cay, lẩu cay, tiêu, ớt…

Những lưu ý cần biết trước và sau khi điều trị sẹo lõm

Phương pháp chăm sóc da đúng cách sau khi điều trị sẹo lõm

1. Dưỡng ẩm cho da

Lớp dưỡng ẩm sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng da. Điều này tạo điều kiện để lớp da biểu bì phát triển, giúp làm dịu, trẻ hóa da.

2. Bôi kem chống nắng

Là một trong số những cách tốt nhất để bảo vệ làn da vì chúng có khả năng ngăn chặn tia UV làm thay đổi sắc tố gây ung thư da. Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bôi kem chống nắng ngay cả khi chỉ ở trong nhà. Thường xuyên bôi lại kem chống nắng sau 2-3h hoặc khi tiếp xúc với nước.

3. Đừng trang điểm

Các hóa chất trong đồ trang điểm có thể làm cho quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu muốn trang điểm ngay sau khi điều trị cần chờ ít nhất 2 ngày, sử dụng các sản phẩm chuyên biệt lành tính để cho làn da không bị kích ứng.

4. Dừng tập thể dục

Việc tập thể dục có thể làm da đỏ lên gây khó chịu. Ngay cả việc mồ hôi tiết ra cũng dễ gây kích ứng da, vì vậy việc lựa chọn phương pháp tập thể dục phù hợp trong thời điểm này rất quan trọng. Nên dừng tập thể dục khoảng 1 tuần sau khi điều trị sẹo lõm.

5. Không hút thuốc

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ gây tổn thương da. Các chất có hại trong khói thuốc lá sẽ phá hủy quá trình phục hồi da, gây kích ứng. Vì vậy, ngay cả khi bạn không hút thuốc, hãy hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc hết sức có thể.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư hàng loạt máy móc với công nghệ y khoa hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu Mỹ, Nhật Hàn.. cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn nhiệt huyết và tận tâm sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cach-het-ro-mat-a74662.html