Trà hoa vàng là tên một loại cây vừa được dùng trồng làm cảnh vừa mang lại rất nhiều giá trị về sức khỏe cho người sử dụng, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi đồng thời có hoạt tính chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Trà hoa vàng là một loại trà thượng hạng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trà, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày xưa, trà hoa vàng là loại trà được dâng lên vua, cây được trồng trong lâm viên của cung điện vua chúa do nó mang vẻ đẹp thanh tao và có mùi thơm nhẹ nhàng. Hiện nay, loài cây này được đầu tư nuôi trồng công phu làm dược liệu, biến từ cây mọc hoang trong rừng thành cây thuốc vườn nhà, phủ rộng ở nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng… Sau đây, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của cây trà hoa vàng cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả, phát huy hết tác dụng.
Trà hoa vàng hay còn có nhiều tên gọi khác như chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… Loài cây này có tên khoa học là Camellia chrysantha (Hu) Tuyama, thuộc họ Chè (Theaceae).
Về đặc điểm hình thái, cây trà hoa vàng là loài cây nhỏ thân gỗ, cao khoảng 2-5m, cành mọc thưa, không có lông, vỏ cây bên ngoài màu xám nhạt. Lá đơn, phiến thuôn dài, mép có răng cưa nhỏ, không lông, cuống lá chỉ dài khoảng 6mm.Thông thường từ khi nhân giống, với điều kiện đất tốt thì từ 4 năm cây đã cho hoa. Hoa màu vàng, mọc đơn lẻ trên cuống lá, mỗi hoa có khoảng 8-10 cánh. Vòi nhụy dính vào nhau một phần, lá bắc dài màu xanh đậm. Quả nang to 3cm, vỏ quả dày 3mm.
Bình thường, cây đơm lộc khoảng tháng 1 đến tháng 3 rồi ra lá mới. Mỗi cây mất trung bình 2-3 năm để lá già rụng đi. Cây ra hoa vào khoảng tháng 11 và tàn vào tháng 3 năm sau.
Lá, hoa và búp non của cây trà hoa vàng đều được sử dụng để làm thuốc. Với lá và búp, bạn có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm mà không ảnh hưởng đến thành phần có hoạt tính trong cây trà. Đối với hoa thì cần được thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm vì đó là lúc hoa có nhiều giá trị hoạt chất nhất khi dùng làm thuốc. Vì cánh mỏng nên bạn cần thu hái rất cẩn thận để tránh làm rụng hay dập cánh hoa.
Sau khi thu hái, đem rửa sạch, bạn có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Ở dạng khô, dược liệu sau khi thu hoạch được đem phơi, sấy khô và sao vàng, chế biến thành trà hoa vàng khô hoặc sản xuất túi lọc để dùng dần. Để có được 1kg trà hoa vàng sấy khô cần đến 10kg hoa tươi.
Trà hoa vàng có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Theo Đông y, loại trà này quy vào 3 kinh là tâm, thận, can.
Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, trong trà hoa vàng có rất nhiều thành phần có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa như polyphenol, chất ức chế và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, polysaccharide, … cùng các nguyên tố vi lượng như kẽm, axit amin…
Một số tác dụng và công dụng của trà hoa vàng được nghiên cứu ghi nhận là:
Pha trà hoa vàng đúng cách sẽ đảm bảo thu được dược tính cao để đem lại tác dụng như mong muốn. Các bước pha trà hoa vàng như sau:
Bạn có thể uống trà thay cho nước lọc hàng ngày, tốt nhất nên uống sau khi ăn sáng 30 phút để có tinh thần thoải mái và năng lượng cho một ngày.
Ngoài hãm trà, bạn có thể ngâm dược liệu này với rượu để làm rượu thuốc uống. Cách ngâm rượu hoa trà vàng như sau:
Mỗi ngày người bệnh lấy 50ml rượu ngâm và chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
Trà hoa vàng còn được dùng trong chữa các bệnh lý ngoài da nhờ có hoạt tính sát khuẩn tốt. Bài thuốc dùng chữa mẩn ngứa như sau:
Việc sử dụng trà hoa vàng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế cho các thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thêm các vị thuốc Đông y hàng ngày trong quá trình điều trị các bệnh lý mạn tính.
Một số đối tượng dễ mẫn cảm hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng trà hoa vàng hay bất kỳ dược liệu nào.
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cay-tra-hoa-vang-co-tac-dung-gi-a74592.html