Trang phục truyền thống Indonesia là một trong những nét văn hóa đặc biệt của đất nước vạn đảo thu hút được đông đảo du khách ghé thăm. Theo từng vùng miền và dân tộc sẽ có những loại trang phục khác nhau, thể hiện một số nét đặc trưng riêng. Hãy cùng vieclamindonesia.com tìm hiểu rõ hơn về trang phục Indonesia trong bài viết sau.
Trang phục truyền thống Indonesia của người phụ nữ có tên gọi là Kebaya, nó không chỉ là nét đẹp của văn hóa Indonesia mà còn góp phần làm đa dạng hơn nền văn hóa của khu vực Á Đông. Kebaya tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ của người phụ nữ nhưng vẫn mang đậm dấu ấn Indonesia.
Xem thêm: Bay Từ Việt Nam Sang Indonesia Mất Bao Lâu Thời Gian
Tên gọi Kebaya có nguồn gốc từ Ả Rập và có nghĩa là trang phục, sau đó được du nhập vào đất nước vạn đảo thông qua ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Khi mới xuất hiện ở đất nước Indonesia, trang phục này có dạng váy áo và chỉ dành riêng cho giới quý tộc, thượng lưu sử dụng. Sau này, các tầng lớp thấp hơn ở Indonesia được tiếp xúc gần hơn với Kebaya khiến chúng trở nên phổ biến và trở thành quốc phục Indonesia.
Kebaya có thiết kế đặc biệt tinh tế, vừa khoe được nét duyên dáng, dịu dàng nhưng lại vô cùng sang trọng, quý phái với phần cổ khoét hơi rộng để lộ vai và cổ. Chất liệu được chọn để may Kebaya thường là loại vải mềm, in nhiều hoa văn hoặc các ren trên vải, chân váy Kebaya được thiết kế xếp ly dài đến gót chân. Tổng thể, bộ trang phục này vô cùng ấn tượng và đẹp mắt.
Ngày nay, với sự hội nhập kinh tế, văn hóa của các quốc gia trên thế giới đã giúp cho trang phục truyền thống Indonesia Kebaya trở nên độc đáo hơn bởi những đường nét cách tân. Đặc biệt, có một hãng hàng không ở đất nước này sử dụng Kebaya cách tân để làm trang phục của các tiếp viên. Việc này vừa giúp gây dựng thương hiệu, vừa quảng bá nét đẹp của Kebaya đến với bạn bè trên toàn thế giới.
Trang phục truyền thống của đàn ông Indonesia được đánh giá là một trong những loại trang phục truyền thống ấn tượng nhất thế giới. Nó khiến cho người đàn ông Indonesia trở nên lịch sự và thanh lịch hơn trong các sự kiện quan trọng.
Trang phục truyền thống được người đàn ông Indonesia sử dụng là áo sơ mi trắng, làm bằng vải lụa mỏng hoặc cotton và thường mang trong các sự kiện, lễ hội,… Bên cạnh đó, một loại vải đặc trưng của Indonesia được sử dụng để làm nhiều loại trang phục khác nhau là Batik. Loại vải này có hoa văn in ấn hoặc vẽ bằng tay, sử dụng để làm quần áo, phụ kiện,…
Đi kèm với áo sơ mi trắng là Songket Kamben - một loại khăn bao quanh thắt lưng và được dùng để che chắn cho phần bên dưới của cơ thể. Songket Kamben thường được làm bằng vải tơ và thêu các mẫu hoa văn tinh tế bằng tay. Ngoài ra, trang phục truyền thống của người đàn ông Indonesia còn có Saput - lớp phủ làm bằng vải dày để đặt lên vai và mũ Udeng.
Bên cạnh hai loại trang phục truyền thống vừa kể trên thì mỗi thành phố của Indonesia sẽ có những loại trang phục khác nhau, nó thể hiện được nét đặc trưng riêng của từng vùng miền.
Jakarta là thủ đô của Indonesia, mặc dù nơi đây ngày càng phát triển hiện đại nhưng những nét văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ qua từng thế hệ. Một trong những di sản đặc biệt quan trọng là trang phục truyền thống.
Trang phục truyền thống Indonesia cụ thể là Jakarta được chia thành 3 loại là trang phục tùy chỉnh, trang phục hàng ngày và trang phục cưới truyền thống. Đối với trang phục tùy chỉnh thì nam giới thường có màu đen và nữ giới thì nhiều màu sắc. Chúng được thiết kế riêng để phù hợp với sở thích và nhu cầu của nhiều người.
Với trang phục cưới truyền thống, nó thể hiện đan xen nền văn hóa của Malayan, Ả Rập và Trung Quốc. Mỗi nền văn hóa đều góp phần ảnh hưởng làm nên nét đặc trưng trong trang phục cưới truyền thống của Jakarta.
Trang phục truyền thống của Papua được xem là một phần văn hóa thể hiện sự đặc trưng của nơi đây. Nó được tạo ra bởi kỹ thuật đơn giản và các tài nguyên tự nhiên nhưng vẫn mang trong mình những nét vô cùng độc đáo.
Quần áo truyền thống của đàn ông Papua được gọi là Koteka - một miếng bìa đơn giản dùng để che phần dưới của cơ thể và có hình dạng cái mõm. Koteka phẳng ở phía sau và chỉ ở phía trước. Nam giới Papua mặc Koteka trong cuộc sống hàng ngày hoặc khi đi săn.
Đối với nữ, trang phục có dạng chân váy tua rua đơn giản. Thường thì phần trên của cơ thể sẽ không mặc đồ và chỉ sơn nhiều màu sắc khác nhau. Đôi khi có thể trang trí thêm răng thú, mũi giáo,…
Trang phục truyền thống Indonesia tại Gorontalo được gọi là Mukuta và Biliu, tương ứng với nam và nữ. Chúng thường được làm từ chất liệu có màu vàng, xanh, tím và trang trí nhiều sợi màu vàng như một món đồ trang sức.
Quần áo Mukuta của nam giới bao gồm một chiếc vỏ bọc đầu có tên gọi laapia bantalii sibii - mang ý nghĩa đàn ông là người lãnh đạo gia đình nhưng cũng phải chăm sóc và nhẹ nhàng với gia đình của mình. Loại trang phục này thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt như đám cưới hoặc lễ hội.
Đối với phụ nữ thì trang phục là một hình thức biểu tượng, nói lên nghĩa vụ và sự ràng buộc của phụ nữ sau khi kết hôn. Họ cũng có thêm một món đồ may mặc với các trang trí đặc biệt gọi là lotidu.
Yogyakarta là thành phố luôn tôn trọng những phong tục truyền thống của thế hệ đi trước để lại. Do đó, trang phục truyền thống của Yogyakarta không chỉ là một loại quần áo thông thường mà còn thể hiện ý thức, sự nhận dạng của người mặc nó.
Mỗi người sẽ có những thiết lập riêng cho quần áo họ mặc nhưng chúng đều mang một chủ đề chung là làm bằng vải batik. Ngoài ra, trang phục truyền thống Indonesia tại Yogyakarta còn đi kèm với nhiều phụ kiện thủ công như tất, dây lưng, nón. Các phụ kiện này góp phần làm nên sự hoàn chỉnh và tinh tế hơn cho bộ trang phục.
Tại Đông Kalimantan có hai dân tộc chính là Kutai và Dayak. Mỗi dân tộc sẽ có những nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của mình.
Trang phục truyền thống của Kutai được gọi là Miskat, chúng được sử dụng phổ biến nhất ở Đông Kalimantan và được công nhận là đồng phục của những người có dịch vụ cho chính phủ. Miskat bao gồm quần dài và áo dài được làm bằng đa dạng các loại vải, trang trí họa tiết nhiều màu sắc tùy vào nhu cầu sử dụng.
Đối với dân tộc Dayak, quần áo truyền thống là Sapei Sapaq và Ta’a. Người dân sử dụng khéo léo các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để chế tạo nên trang phục của dân tộc mình. Trên đầu có vỏ bọc bằng lông chim và ở giữa có nhiều món đồ trang sức khác.
Xem thêm: Gà Đen Indo - Đặc Điểm Nổi Bật Và Kinh Nghiệm Chăm Sóc
Với những chia sẻ trên bài viết, trang vieclamindonesia.com hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về trang phục truyền thống Indonesia cũng như con người và văn hóa của đất nước này. Nếu bạn có cơ hội đến đây, nhất định phải thử các loại trang phục độc đáo này một lần trong đời nhé!
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/trang-phuc-truyen-thong-cua-dan-ong-indonesia-a74036.html