QC là gì? Vai trò và các kỹ năng cần có của một nhân viên QC

Nhân viên QC là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng. Phát huy được hết phẩm chất và vai trò của một nhân viên QC là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tổ chức vẫn chưa hiểu rõ được công việc của nhân viên QC là làm gì? Mặt khác, họ còn nhầm tưởng vị trí QC và QA là một. Vì thế, để giúp cho bạn đọc hình dung được khái niệm và hiểu rõ tính chất của công việc này, PMS xin phép được trình bày ngay tại bài viết dưới đây.

qc là gì

QC là gì? Phân biệt QC và QA?

QC (Quality Control) có nghĩa là kiểm soát chất lượng. Cụ thể, nhân viên QC là người kiểm định và phát hiện nguy cơ xảy ra lỗi trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó, thúc đẩy công nhân cải tiến máy móc, phương pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

nhân viên quaility control

Nhân viên QC thường chia thành 3 vị trí: nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC), quy trình sản xuất (PQC), nhân viên kiểm soát đầu ra (OQC).

QC khác với QA, thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Về cơ bản QA chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng, phòng ngừa các sự cố. Còn QC là người kiểm soát chất lượng, đưa ra kỹ thuật, biện pháp khắc phục ngay tại chỗ.

Hai bộ phận đều làm công tác quản lý chất lượng, nhưng mỗi bên đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Vai trò của QC

Nhân viên QC có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nguyên tắc quản lý chất lượng với 3 vai trò chính:

Công việc của một nhân viên QC là làm gì?

Trong doanh nghiệp thì nhân viên QC làm công việc gì? Có phải tất cả các QC đều làm chung một công việc hay không?

Câu trả lời là công việc của 1 nhân viên QC trong sản xuất được chia thành từng vị trí riêng biệt. Mỗi vị trí sẽ có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào hay còn gọi là Input Quality Control - IQC có nhiệm vụ:

nhân viên qc phải kiểm soát chất lượng đầu vào

Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

Process Quality Control - PQC là nhân viên kiểm soát quá trình thực hiện có đảm bảo chất lượng qua các nhiệm vụ cụ thể như:

nhân viên qc phải kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)

Công việc của một OQC hay Output Quality Control là kiểm soát chất lượng đầu ra. Sau bước kiểm soát đầu vào và quy trình thực hiện. Giai đoạn kiểm soát đầu ra cần thực hiện các công việc như:

công việc của một nhân viên qc phải kiểm soát chất lượng đầu ra

Một số công việc khác

Ngoài những công việc trên, nhân viên kiểm soát chất lượng QC còn thực hiện một số những công việc khác như:

Qua những công việc trên thể hiện rằng QC muốn hướng tới việc quản lý chất lượng được hiệu quả nhất. Thế nhưng, công việc của QC mang một vai trò cao cả hơn đó là phòng ngừa, không để sai sót xảy ra hơn là để khắc phục những sai lầm đó.

Các kỹ năng cần có của nhân viên QC

Nhân viên QC luôn phải đối mặt với các tình huống thực tế phát sinh trong tổ chức. Vì vậy một nhân viên QC chuyên nghiệp, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng còn phải hội tụ nhiều kỹ năng cần thiết như:

Kỹ năng kiểm tra giám sát

Như đã nói trước, QC là người tham gia trực tiếp vào mọi quy trình sản xuất để phát hiện kịp thời những sai sót. Thế nên việc nhạy bén trong kiểm tra giám sát là một yếu tố rất cần thiết. Kỹ năng này giúp cho QC theo dõi nhanh chóng và kịp thời quá trình sản xuất, phát hiện các nguy cơ gây lỗi để khắc phục kịp thời, giúp cho quy trình sản xuất được vận hành trơn tru không bị gián đoạn.

Nhiệm vụ giám sát của nhân viên QC

Kỹ năng quản lý

Là một kỹ năng đặc biệt cần thiết cho nhân viên QC. Họ là người giám sát và điều hành công nhân trong quá trình tạo ra thành phẩm. Cho nên, có kỹ năng quản lý tốt, QC sẽ dễ dàng điều phối và quản lý đội ngũ công nhân để kịp tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Kỹ năng quản lý đòi hỏi các QC phải thành thạo trong việc áp dụng các công cụ, quản lý kiểm soát chất lượng, để có thể cập nhật liên tục quá trình sản xuất từ chất lượng đầu vào, quá trình, đầu ra cũng như là căn cứ để đưa ra các báo cáo với lãnh đạo, biết được quy trình nào đang gặp vấn đề để phản ứng nhanh giải quyết chúng.

Để hiểu rõ hơn các công cụ quản lý chất lượng phổ biến được QC sử dụng, bạn hãy tham khảo qua bài viết về 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất mà Doanh nghiệp cần biết

Kỹ năng xử lý sự cố

Rất khó để tránh khỏi những rủi ro sự cố xảy ra bất ngờ trong quá trình sản xuất. Vì vậy, trang bị kỹ năng trong xử lý tốt tình huống giúp cho nhân viên QC đủ bình tĩnh để giải quyết kịp thời các sự cố đang xảy ra. Hạn chế tối đa những sai phạm dẫn đến thiệt hại đáng tiếc.

Kỹ năng giao tiếp

Là bộ phận quản lý của đội ngũ công nhân, kỹ năng giao tiếp giúp QC truyền đạt thông tin đến cấp dưới một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, kỹ năng này còn là phương tiện để nhân viên QC làm việc với khách hàng một cách hiệu quả.

Kỹ năng sử dụng công nghệ

QC sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật, mỗi sản phẩm, máy móc, linh kiện đều có những đặc tính cũng như mức độ phức tạp khi sử dụng khác nhau.

Chính vì vậy đòi hỏi nhân viên QC cần phải biết cách sử dụng các thiết bị máy móc, dụng cụ đo đạc, phần mềm máy tính và nắm bắt các kiến thức sâu hơn về nguyên lý vận hành của chúng để đảm bảo việc quản lý chất lượng được suôn sẻ

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngày nay khi đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế, thì tiếng anh là ngôn ngữ gần như mang tính bắt buộc trong việc nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, cập nhật tin tức xu hướng công nghệ mới nhất, không những vậy.

Ngoài tiếng anh thì tiếng trung, nhật,… cũng là những ngôn ngữ mà bạn có thể học hỏi thêm vì đây đều là những quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, sẽ đem lại cho QC những kiến thức, kinh nghiệm quý giá

Tinh thần trách nhiệm cao

Dù kỹ năng chuyên môn của bạn cao đến đâu nhưng nếu không có sự quyết đoán, tâm lý sợ sệt thì các kỹ năng như trên sẽ không thể được vận dụng thật sự hiệu quả.

Không ai là có thể giỏi ngay khi mới chập chững làm QC, tuy nhiên, sau mỗi lần học tập, trải nghiệm thực tế từng chút, bạn sẽ hiểu được trách nhiệm lớn lao mà mình được giao phó là lớn lao như thế nào để có thể nâng cao sự quyết tâm, học hỏi toàn bộ kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên QC dày dặn kinh nghiệm

Nên học kiểm soát chất lượng QC ở đâu uy tín, chất lượng?

Trên thị trường hiện nay sẽ có nhiều khóa học đào tạo QC. Nhưng chúng tôi tin rằng Học viện Tư vấn - Đào tạo PMS là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu, có khả năng giúp bạn trở thành một nhân viên QC chuyên nghiệp.

Khóa học QC được tham sự quan tâm của nhiều Học viên
Khóa học QC được tham sự quan tâm của nhiều Học viên

Tại Học viện PMS, khóa học chuyên viên kiểm soát chất lượng QC được thiết kế với mục tiêu giúp học viên nhanh chóng nắm bắt nội dung quan trọng liên quan đến quản lý chất lượng.

Đồng hành cùng khóa học là đội ngũ giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được trang bị một loạt các kỹ năng quan trọng như: hiểu và nhận thức được nhiệm vụ của nhân viên QC trong doanh nghiệp, cơ hội nắm bắt các nguyên tắc và công cụ quản lý chất lượng cơ bản, cũng như các công cụ thống kê sử dụng trong kiểm soát và cải tiến chất lượng.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cong-viec-cua-qc-a73384.html