Creator Marketing: Khi những nhà sáng tạo nội dung tạo ra làn sóng của riêng mình

Creator Marketing (tiếp thị người sáng tạo) là hình thức marketing giữa thương hiệu và các nhà sáng tạo nội dung. Tại đây, các thương hiệu sẽ hợp tác với người sáng tạo nội dung để nâng cao mức độ tương tác cho các chiến dịch của mình. Các nhà sáng tạo (Creator) được thương hiệu lựa chọn không nhất thiết phải có cho mình sức ảnh hưởng lớn hay lượng người theo dõi cao trên mạng xã hội. Họ có thể là bất kỳ ai, làm bất kỳ ngành nghề nào, từ giáo viên, nhiếp ảnh gia hay thậm chí là chính nhân viên của các thương hiệu. Đặc điểm chung của họ là tạo ra nội dung chuyên sâu, từ đó kết nối với những người dùng có cùng chủ đề với họ.

Creator Marketing: Khi những nhà sáng tạo nội dung tạo ra làn sóng của riêng mìnhNền kinh tế sáng tạo (Creator Economy) đang được đánh giá là ngành kinh doanh tỷ đô, thu hút hàng triệu người Mỹ bỏ qua công việc truyền thống để xây dựng hình ảnh và đạt được tài chính như các nhà sáng tạo nội dung có tên tuổi. Chính vì thế, Creator Marketing xuất hiện như một hình thức mang đến sự thu hút cho các thương hiệu, đồng thời mang lại cơ hội về tài chính và tiếng nói riêng cho các nhà sáng tạo nội dung.

Đọc thêm: Nhìn sâu vào nền kinh tế sáng tạo và 5 nhận định từ trang The Washington Post

Influencer Marketing (tiếp thị người có sức ảnh hưởng) được biết đến là khái niệm quen thuộc trong nhiều năm trở lại đây, khi các thương hiệu hợp tác cùng những người có sức ảnh hưởng trong các chiến dịch quảng bá. Trên thực tế, Influencer Marketing là một trong những phương thức thuộc Creator Marketing. Như đã nói ở trên, cơ hội mà các thương hiệu mang đến cho các nhà sáng tạo sau mỗi lần hợp tác sẽ dần giúp họ tăng thêm sức ảnh hưởng, song song với những nội dung mà họ tạo ra.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Influencer Marketing tại đây!

Với Influencer Marketing, các Influencer thường là những người có lượng theo dõi lớn, là nghệ sĩ, ca sĩ, những người có sức ảnh hưởng và tiếng nói trên mạng xã hội. Song Creator Marketing lại không cần quá chú trọng vào điều đó. Trên nền tảng TikTok, các nhà sáng tạo nội dung với lượng người theo dõi vừa phải vẫn thu được một số tỷ lệ tương tác cao ấn tượng. Theo Statista, tỷ lệ tương tác của họ ở mức trung bình 12,4%, trong khi đó, theo báo của Influencer Marketing Hub cho thấy các tài khoản lớn với hơn một triệu người theo dõi trên TikTok chỉ mang về tỷ lệ tương tác là 10,53%.

Creator Marketing: Khi những nhà sáng tạo nội dung tạo ra làn sóng của riêng mìnhNhững người sáng tạo tập trung vào việc tạo ra nội dung về một thị trường ngách cụ thể mà họ đam mê và có hiểu biết sâu sắc. Những nội dung này có thể dưới dạng blog, hình ảnh hay âm thanh, mang hơi hướng cá nhân thay vì mục đích thu hút người theo dõi, từ đó xây dựng được tệp người theo dõi riêng của mình - những người thực sự quan tâm đến chủ đề của họ.

Còn với Influencer, những người có sức ảnh hưởng sẽ tập trung xây dựng thương hiệu cá nhân và danh tiếng trong một lĩnh vực hoặc ngành hàng cụ thể. Hiện nay, những người có sức ảnh hưởng thường đầu tư vào việc phát triển thương hiệu riêng của mình bằng cách chia sẻ cuộc sống trên các kênh truyền thông xã hội như TikTok, Instagram và YouTube. Nội dung của họ kích thích, thúc đẩy và khuyến khích những người theo dõi khám phá bản thân. Họ tích cực mang đến những lát cắt nhỏ trong cuộc sống và chia sẻ chúng với hàng triệu người với hy vọng rằng chính những người hâm mộ cũng sẽ chịu ảnh hưởng và bắt đầu hành động giống họ.

Những người sáng tạo sẽ chia sẻ, còn những người có sức ảnh hưởng sẽ truyền cảm hứng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay dường như không có ranh giới giữa người có sức ảnh hưởng và người sáng tạo nội dung. Những người có sức ảnh hưởng có thể tạo ra nội dung ấn tượng tập trung vào sự sáng tạo và kể chuyện dựa trên thương hiệu cá nhân, giống như cách mà những người sáng tạo có thể tạo ra nội dung quảng cáo nhiều hơn và ít tập trung vào khía cạnh thực hiện sáng tạo của riêng mình.

Đối với các thương hiệu, việc hợp tác với Influencer và Creator cũng mang lại những hiệu quả khác nhau. Nhờ sức ảnh hưởng của mình, các thương hiệu có thể tăng nhận thức thương hiệu trong mắt khách hàng, đồng thời tiếp cận với lượng khán giả lớn hơn khi bắt tay của Influencer. Trong khi đó, các nhà sáng tạo sẽ giúp thương hiệu đến gần hơn với những người thực sự quan tâm đến sản phẩm của họ, từ đó xây dựng được tệp khán giả trung thành dù ít hay nhiều.

Giờ đây, Creator Marketing dần trở thành xu hướng khi những nhà sáng tạo đang thúc đẩy trực tiếp tới quyết định mua hàng của khán giả. Có đến 73% Gen Z, 68% thế hệ millennials và 57% dân số nói chung tham khảo các nội dung của creators trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Nhờ sự tin tưởng mà creators đã tạo dựng được, các thương hiệu đã khảo sát được rằng, hiện tại khách hàng tin tưởng vào creators hơn là Influencers. Khi nói đến quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, 95% các thương hiệu CPG (Consumer Packaged Goods - nhóm hàng tiêu dùng nhanh) ưa chuộng sử dụng nội dung của creators hơn (theo Advertising Vietnam).

Những con số kể trên đang cho thấy việc sử dụng các nhà sáng tạo nội dung sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với người dùng, đồng thời mang về doanh thu trực tiếp, nhất là trong thời điểm livestream đang “lên ngôi” trên mọi nền tảng. Mặc dù vậy, Influencer Marketing hay Creator Marketing đều mang đến nhiều giá trị nội dung riêng biệt mà không phải cách thức tiếp thị nào cũng có thể thỏa mãn, phù hợp với xu thế công nghệ chung đang ảnh hưởng đến giới trẻ ngày nay.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/creator-la-gi-a72014.html