Kinh doanh giáo dục là gì? 7 hình thức kinh doanh giáo dục

Bạn có biết, kinh doanh giáo dục là gì? Có những hình thức nào? Để tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này cần có những điều kiện gì? Muốn có câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi đó, các bạn hãy theo dõi chi tiết bài viết này của Careerlink.vn nhé.

Kinh doanh giáo dục là gì?

“Kinh doanh giáo dục là hoạt động đầu tư và phát triển các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực giáo dục như các tài liệu, chương trình, công cụ, phương tiện phục vụ cho việc học và giảng dạy.”

Nhóm khách hàng của các cơ sở kinh doanh giáo dục bao gồm người học, các trường học, các tổ chức đào tạo, các công ty công nghệ giáo dục, các công ty phát triển và cung cấp nội dung giáo dục và nhiều hình thức khác.

Thay vì dùng nguồn vốn nhà nước cấp thì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh giáo dục đều là của tư nhân, có thể là của một cá nhân hoặc thông qua hình thức góp vốn cổ phần, cổ phiếu…

Các hình thức kinh doanh giáo dục phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhà nước cho phép mở rộng các loại hình kinh doanh giáo dục để phù hợp với nhu cầu phát triển chung của thế giới. Theo đó, mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Hãy cùng tìm hiểu các hình thức kinh doanh giáo dục là gì nhé.

Kinh doanh các sản phẩm giáo dục

Kinh doanh sản phẩm giáo dục là loại hình phổ biến, nó chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là mảng kinh doanh siêu lợi nhuận nổi bật là hai hình thức là kinh doanh trung tâm giáo dục và các khóa học. Ngoài ra kinh doanh các sản phẩm giáo dục còn làm về mảng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ việc học tập, đồ chơi, đồ dùng phòng thí nghiệm trường học….

Mở các lớp học/trung tâm/học viện truyền thống

Lớp học/trung tâm/học viện truyền thống với đặc trưng nổi bật là được tổ chức tập trung tại một địa điểm, thời gian nhất định, cho phép người dạy và người học có sự trao đổi trực tiếp với nhau.

Đây là một mô hình khởi đầu không khó và ít rủi ro, nhưng có hạn chế về sau đó là bị giới hạn về số lượng người học, nhiều khó khăn tiềm ẩn đằng sau mà chủ thể phải lường trước.

Kinh doanh giáo dục hình thức nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền là nhà đầu tư không phải là người sáng tạo và phát triển sản phẩm giáo dục mà chỉ là người mua bản quyền tác giả để được sử dụng và lưu hành.

Hiện mô hình kinh doanh giáo dục này khá phổ biến bởi nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo được tốt nhất.

Kinh doanh theo mô hình giáo dục trực tuyến E-learning

Thời đại công nghệ thì loại hình giáo dục trực tuyến E-learning ngày càng phát triển mạnh. Ưu điểm của hình thức học này là người học sẽ chủ động về không gian, thời gian và tốc độ học.

Vì thế nên giáo dục trực tuyến E-learning là một trong những sản phẩm kinh doanh giáo dục phổ biến nhất với đặc điểm: không cần vốn quá lớn, không khó làm và có tiềm năng tạo ra lợi nhuận thụ động ổn định cho người kinh doanh.

Nếu theo hình thức kinh doanh giáo dục trực tuyến, mọi người sẽ có hai lựa chọn đó là tự xây dựng website khóa học trực tuyến của riêng mình hoặc là đăng tải khóa học lên một nền tảng trung gian.

Thiết kế, cung ứng các ứng dụng công nghệ ngành giáo dục

Trong thời đại 4.0 thì việc phát triển các ứng dụng, công nghệ ngành giáo dục là điều cần thiết. Bởi nó giúp cho cả người học và cả người dạy, nhà quản lý giáo dục những lợi ích đặc biệt.

Đây là một trong những phân khúc thị trường dành cho các doanh nghiệp hoạt động mảng Edtech - Công nghệ giáo dục. Sức hấp dẫn của những các ứng dụng học tập là mang lại những phương pháp và trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn và mang lại kết quả tốt hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống.

Nhược điểm của loại hình kinh doanh giáo dục này là việc thiết kế ứng dụng đòi hỏi lao động có trình độ công nghệ cao, có tầm nhìn xa và chú trọng vào trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra, các ứng dụng học tập ngày nay cũng khá nhiều nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền để nghiên cứu, sáng tạo để cho ra các sản phẩm mới đột phá mới có thể thu hút nhiều khách hàng hơn được.

Tổ chức các khóa học ngắn hạn, training, workshop

Bên cạnh việc tổ chức các khóa học dài hạn thì kinh doanh giáo dục với các khóa học ngắn hạn là một ý tưởng khá hấp dẫn. Ưu điểm của loại hình kinh doanh này là các khóa học được chia nhỏ, tập trung vào một chủ điểm nên rất dễ cho người học và cho người soạn chương trình dạy.

Kinh doanh giáo dục mầm non

Mô hình kinh doanh giáo dục mầm non ngày nay đang phát triển mạnh bởi nhu cầu ngày càng lớn. Vì hiện tại, phần lớn các phụ huynh phải đi làm không có thời gian trông coi trẻ nên đến trường sớm là giải pháp tối ưu được nhiều các gia đình lựa chọn.

Để đáp ứng nhu cầu thì các trường mầm non ngoài công lập do tư nhân thành lập đang gia tăng. Vì thế đây là một mảng kinh doanh giáo dục khá hấp dẫn và vẫn có tiềm năng trong tương lai.

Có nên tham gia kinh doanh giáo dục không?

Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh về ngành giáo dục thì hãy tham khảo những phân tích dưới đây.

- Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung. Chính vì thế mà lĩnh vực kinh doanh giáo dục cũng được chính phủ quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tập trung nguồn vốn, nhân lực để mở rộng lĩnh vực này.

- Đây là một mảng kinh doanh thực sự có tiềm năng vì công nghệ, kỹ thuật ngày càng phát triển. Nhu cầu sử dụng các ứng dụng, phần mềm giáo dục ngày càng cao, đa dạng các hình thức dạy và học cùng nhiều loại hình đào tạo để mang tới nhiều sự lựa chọn cho người dạy và học. Bên cạnh đó còn mang lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư mảng kinh doanh giáo dục này.

Dựa vào những ưu điểm của lĩnh vực kinh doanh giáo dục được nêu ở trên thì các bạn có thể đưa ra câu trả lời cho bản thân là có nên tham gia mảng này không nhé.

Điều kiện để kinh doanh giáo dục là gì?

Muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh giáo dục thì các bạn cần có những điều kiện sau:

Xác định rõ mục tiêu và ý tưởng kinh doanh giáo dục

Khi bắt đầu kinh doanh giáo dục hay bất cứ lĩnh vực nào thì các bạn đều phải xác định được mục tiêu và ý tưởng kinh doanh. Khi đã xác định rõ mục tiêu thì sẽ tập trung nghiên cứu thị trường, phân tích những thuận lợi và thách thức để từ đó lên kế hoạch cụ thể.

Việc xác định ý tưởng, mục tiêu đã xong thì việc tiếp nữa là phải xác định rõ đối tượng khách hàng, mô hình kinh doanh loại gì. Khi xác định được những điểm này thì doanh nghiệp có thể thực hiện tốt dự án đề ra.

Chuẩn bị hồ sơ, vốn đầu tư kinh doanh giáo dục

Khi triển khai mô hình kinh doanh cần được cấp giấy phép kinh doanh giáo dục. Vậy nên các bạn cần nghiên cứu những thủ tục đăng ký thành lập từ đó lập hồ sơ xin thành lập, đăng ký mới/bổ sung ngành nghề với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Nguồn vốn kinh doanh rất quan trọng bởi nó quyết định đến tình hình phát triển chung của doanh nghiệp. Do đó, muốn đi vào hoạt động thì bạn phải chuẩn bị số vốn tương ứng với phần dự tính trước thì mới có thể thực hiện được nội dung công việc.

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý, đào tạo

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và vận hành cho các trung tâm, tổ chức giáo dục là cần thiết. Vì các mô hình kinh doanh giáo dục rất đa dạng: đào tạo, cung ứng vật tư - thiết bị giáo dục, chuyển giao công nghệ… nên khi có các phần mềm này sẽ hỗ trợ tối đa việc điều hành.

Có định hướng, kế hoạch truyền thông

Trong thời đại công nghệ phát triển thì sử dụng truyền thông là biện pháp hữu hiệu giúp xây dựng và quảng bá mang lại hiệu quả tối ưu. Các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn PR thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua website, mạng xã hội Facebook, Tiktok hoặc Youtube… Thế nên, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh giáo dục bạn cũng cần phải biết đến điều này.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về kinh doanh giáo dục là gì. Ngoài ra, mọi người còn biết được các hình thức kinh doanh giáo dục, điều kiện cần để phát triển mảng này như thế nào. Hy vọng, những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu startup trong lĩnh vực này.

Thúy Vui

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/linh-vuc-giao-duc-a70217.html