Hướng dẫn 3 cách nấu bông atiso dinh dưỡng tại nhà

Hoa atiso là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên thường được sử dụng. Dưới đây là 3 cách nấu bông atiso bạn có thể tham khảo để làm phong phú bữa ăn trong gia đình và bổ sung thêm dinh dưỡng cho các thành viên.

cách nấu bông atiso
Bông atiso có thể chế biến được thành nhiều món ăn (Ảnh sưu tầm)

Cách sơ chế bông atiso nấu canh không bị đắng

Atiso được xem là một loại thảo dược với nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tác dụng bông atiso giúp tăng cường sức khỏe, giải độc gan, hỗ trợ não bộ, phòng chống loãng xương, ngăn ngừa ung thư.

Để có thể giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng và làm cho món ăn ngon nhất, bạn cần phải biết cách sơ chế bông Atiso để không bị đắng và cứng.

Sơ chế bông Atiso đúng cách

Bước 1: Cắt rời phần thân và hoa; cắt hoa ra làm 4, nếu nhỏ thì cắt làm đôi.

Bước 2: Sử dụng đầu nhọn của con dao để lấy hết phần nhụy hoa ra để không bị đắng khi nấu (lưu ý: không nên cắt quá sâu vì sẽ rất lãng phí). Ngâm hoa vừa cắt vào chậu nước đá có thêm muối và chanh để hoa không bị đen.

Bước 3: Sau khi ngâm, vớt ra rửa sạch rồi mới đem đi chế biến.

Với những bông atiso đã được sơ chế kỹ càng, bạn có thể thoải mái chế biến các món ăn mà không sợ bị đắng hay làm mất chất dinh dưỡng của hoa.

3 Cách nấu bông atiso tươi

Bông atiso nấu món gì? Atiso có thể chế biến được nhiều món ăn hơn bạn tưởng tượng, nó có thể làm trà, làm cao hoặc hầm canh.

Nấu cao hoa atiso

Đây là một cách nấu bông atiso tươi uống thường được sử dụng, nấu cao giúp bảo quản được lâu, kéo dài thời gian sử dụng. Sử dụng cao atiso giúp bổ gan, làm đẹp và giúp ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu:

Hoa atiso (lựa chọn những bông ngon, tươi, không bị dập)

Cách làm:

cách nấu bông atiso
Cao atiso có màu đen, đặc quánh, mùi thơm tự nhiên (Ảnh sưu tầm)

Nấu trà atiso tươi

Trà atiso là thức uống thanh mát, giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Trà có màu xanh đẹp mắt, vị thơm ngon và cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể.

Nguyên liệu:

Cách làm:

cách nấu bông atiso
Trà atiso vừa là thức uống giải nhiệt, vừa cung cấp vitamin cho cơ thể (Ảnh sưu tầm)

Hướng dẫn nấu canh bông atiso làm canh chua

Đây là một trong những cách nấu bông atiso đỏ ngon mà bạn nên thử, bát canh có vị chua chua lại rất thơm mùi atiso tự nhiên, đây là món ăn giải nhiệt hoàn hảo cho ngày hè.

Nguyên liệu:

Cách nấu canh bông atiso:

cách nấu bông atiso
Canh chua atiso đỏ giải nhiệt cho ngày hè (Ảnh sưu tầm)

Như vậy, nội dung trên đã giải đáp được câu hỏi bông atiso tươi nấu món gì. Ngược lại, cách nấu bông atiso khô sẽ đơn giản hơn, hầu hết được pha chế thành trà uống.

Hoa atiso rất giàu dinh dưỡng, lại có thể chế biến được đa dạng các món ăn. Ngoài các món trên, người dùng có thể dùng bông atiso ngâm rượu, làm bông atiso hầm giò heo.Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gây tác dụng phụ.

Lưu ý tác dụng phụ khi ăn atiso

Bông atiso có nhiều công dụng: giải nhiệt, lợi tiểu, an thần. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, dược liệu này sẽ gây nên các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến gan, thận, gây khó tiêu, chán ăn.

Lạm dụng atiso gây suy thận và ảnh hưởng đến gan

Sử dụng atiso quá nhiều và liên tục sẽ làm cơ thể mất cân bằng điện giải, tăng đào thải các chất, giảm khả năng hấp thu kali, canxi… tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ suy thận.

Bên cạnh đó, nếu uống atiso mỗi ngày thay nước lọc sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết dịch nhiều hơn so với nhu cầu cơ thể, gây mất cân bằng các chất và tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, tệ nhất có thể dẫn đến teo gan.

Lạm dụng atiso gây khó tiêu

Atiso giúp túi mật co thắt nhiều hơn, nếu sử dụng atiso quá nhiều, không có liều lượng sẽ làm túi mật tiết mật nhiều hơn, đẩy mật từ gan xuống ruột của atiso, làm co thắt toàn bộ cơ trơn đường tiêu hóa, gây chướng bụng, đầy hơi.

Atiso cũng có tính hàn nên những người có cơ địa lạnh khi sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu.

Lạm dụng atiso làm chán ăn

Đây là thực phẩm mang hàm lượng sắt cao, lạm dụng sẽ làm tăng lượng sắt trong máu nhưng lại thiếu các khoáng chất cần thiết khác: crom, kẽm, mangan… dẫn đến chán ăn, mệt mỏi.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Y Học Cổ Truyền, người trưởng thành chỉ nên dùng 10-20g atiso tươi hoặc 5-10g atiso khô mỗi ngày. Thời gian sử dụng atiso để chữa bệnh là liên tiếp trong 10 ngày và cần nghỉ ngơi trước khi sử dụng đợt tiếp theo.

Xem thêm: Bà bầu ăn bông atiso được không?

Có rất nhiều cách nấu bông atiso thành các món ăn vừa ngon, vừa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, hãy chỉ sử dụng atiso ở lượng vừa đủ hằng ngày, nếu muốn dùng nó như 1 loại dược liệu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cach-lam-bong-atiso-a69873.html