Cao Miên ký sự

Vương quốc Campuchia (hay còn được gọi là Cao Miên) đã từng trải qua họa diệt chủng thời Pol Pot. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, với sự giúp đỡ chí tình của bộ đội tình nguyện Việt Nam, chế độ Khmer Đỏ đã bị lật đổ và chính phủ liên hiệp được thành lập. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ láng giềng và tình hữu nghị thuỷ chung Việt Nam - Campuchia vẫn không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.

“Việt Nam - Campuchia sa ma khi”<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Chuyến bay Hà Nội - PhnomPenh quá cảnh qua thủ đô Viên Chăn của nước bạn Lào đã đưa đoàn nhà báo Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namon> đến với đất nước Campuchia. Đón chúng tôi tại sân bay Po Chen Tong, anh Ly Van Hong - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thông tin, Bộ thông tin Campuchia vô cùng phấn khởi. Nắm chặt tay các thành viên trong đoàn, anh chào thân thiện như những người anh em xa nhau lâu ngày gặp lại: “Việt Namon> - Campuchia sa ma khi”(Việt Namon> - Campuchia đoàn kết).

Tranh thủ sự quen biết, anh giúp mọi người làm thủ tục nhập cảnh nhanh nhất và giục lái xe khẩn trương đưa đoàn về nơi nghỉ. Lần đầu đi công tác ngoài nước, tôi không khỏi xúc động trước thịnh tình của những người bạn thuộc quốc gia láng giềng từng gắn bó với Việt Namon> suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng vì đây là đoàn nhà báo đầu tiên đến Campuchia trao đổi kinh nghiệm làm báo, tìm hiểu thực tế để tuyên truyền về đất nước bạn theo thoả thuận giữa Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam với Bộ Thông tin Campuchia nên chúng tôi vinh dự được ngài Bộ trưởng KanhaRith tiếp và nói chuyện thân mật.

Thông báo về toàn cảnh báo chí Campuchia, đồng thời ngài Bộ trưởng Thông tin cũng không ngớt lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam giúp đỡ về phương tiện kỹ thuật phát thanh để đất nước chùa tháp có điều kiện chống lại làn sóng công kích từ nước ngoài. Nhất là gần đây, Việt Namon> tạo cơ hội để đoàn các nhà báo Campuchia sang thăm. Đã có nhiều bài báo tốt, trong đó có cả tác phẩm báo chí của nhà báo thuộc đảng đối lập với Đảng Nhân dân, giúp cho nhân dân Campuchia hiểu rõ chính sách đoàn kết của Việt Namon>. Đây là việc đáng làm góp phần nêu cao quan hệ Việt Namon> - Campuchia.

<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /> formulas>

Buổi làm việc của ngài Bộ trưởng Bộ Thông tin CamPuChia với đoàn nhà báo Việt Namon>.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc này, ngài Bộ trưởng hy vọng các nhà báo sẽ hiểu rõ hơn về Campuchia và mang thông tin về với chính phủ cùng nhân dân Việt Nam, tạo cầu nối quan hệ hai nước. Còn với Thông tấn xã AKP, Đài truyền hình Quốc gia Campuchia, Báo Rasmei, Đài phát thanh PNK…thì đâu đâu cũng nhận được cảm tình từ phía bạn. Hầu hết cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan này đều có thời gian học tập hoặc từng sang công tác tại Việt Namon> nên nhiều người nói tiếng Việt khá sõi. Cảm động nhất là buổi gặp mặt với ban lãnh đạo Đài phát thanh Campuchia PNK.

Ông Thạch Phen - Giám đốc Đài cứ nhắc đi nhắc lại lời cám ơn đối với bộ đội Việt Namon> đã cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Pol Pot. Có lẽ bởi ông và các cộng sự đều đã trải qua thời kỳ đen tối này. Ông nói: “Cùng với các chương trình phát thanh tiếng Khmer, đài cũng đã thử nghiệm chương trình phát thanh tiếng Việt nhằm cung cấp cho cộng đồng người Việt Nam sống tại Campuchia những thông tin cần thiết, giúp họ hiểu về mảnh đất nơi họ đang sống và góp phần thắt chặt mối tình đoàn kết Việt - Miên”.

Trong hoàn cảnh đất nước Campuchia có nhiều đảng phái, trên 80% các phương tiện báo chí, phát thanh, truyền hình là của tư nhân thì việc tuyên truyền về Việt Nam không khỏi có sự lệch lạc. Ngay những người Việt đã từng nhiều đời sống trên đất này cũng chưa hẳn đã được đối xử bình đẳng như người dân bản địa. Chúng tôi từng đến thăm một làng Việt Namon> trên Biển Hồ Tonle Sap, 387 hộ dân ở đây đều ngụ trên nhà thuyền và sống bằng nghề đánh cá cùng nuôi cá bè. Nghèo khổ là nỗi lo thường nhật nhưng nỗi ám ảnh khôn nguôi vẫn là không tấm giấy tuỳ thân. Hết thảy họ đều không có thẻ căn cước, không có giấy chứng nhận thường trú hay giấy khai sinh. Thiếu giấy tờ pháp lý chứng nhận nhân thân nên người Việt không thể công khai về thăm quê hương hay không thể lên bờ tìm việc làm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh; trẻ em không được đi học.

Có thầy giáo Trần Văn Tư quê tận tỉnh Tây Ninh sang đây, vì thương con trẻ đã tình nguyện ở lại mở lớp dạy học chữ Việt để cho con em nhớ về nguồn gốc cha ông. Lãnh sự quán Việt Namon> tại Siêm Reap và Công ty Xi măng Hà Tiên giúp tiền làm ngôi trường nổi. Ước mơ cháy bỏng bây giờ là được nhà nước Campuchia cấp thẻ căn cước, trẻ em ra đời được cấp giấy khai sinh. Đây cũng là vấn đề không chỉ ở Biển Hồ Tonle Sap mà còn ở nhiều nơi khác trên đất nước chùa tháp, muốn giải quyết cần có sự cảm thông từ phía bạn.

Phnompenh hồi sinh và phát triển

Bảo tàng ToulSleng, nơi Khmer Đỏ đã giết hại 15.000 người.

Sau khi thăm và làm việc với các cơ quan báo chí Campuchia, đoàn nhà báo Việt Namon> đã dành thời gian đi thăm một số cơ sở thương mại - dịch vụ và thắng cảnh của thủ đô Phnompenh. Nằm trên ngã tư của các sông Mekong, Bassac và sông Tonle Sap nên thành phố còn có tên khác là Krong Chaktomuk - "Thành phố bốn mặt".

Phnompenh lần đầu tiên trở thành thủ đô của Campuchia sau khi vua Ponhea Yat - vua của đế chế Khmer dời đô từ Angkor Thom về khi kinh đô này bị người Xiêm chiếm giữ. Mãi đến năm 1866, dưới thời vua Norodom I thì Phnompenh trở thành địa điểm lâu dài của các cơ quan chính quyền trung ương. Cung điện hoàng gia cũng được xây dựng vào thời kỳ này và trở thành một thắng cảnh quyến rũ bao người. Những ngôi nhà lợp ngói màu vàng, mái uốn cong như đuôi rắn thần Naga trong các thiên sử thi Ấn Độ vốn ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Campuchia .

Tại khu hoàng thành có nhà vua ở, nơi thiết triều, nhà công quán và một bảo tàng trưng bầy bao nghi thức cùng đồ gia dụng của hoàng gia qua các triều đại. Nổi tiếng nhất là chùa Bạc có tượng Phật bằng vàng nặng 90kg, dát 2.086 viên kim cương trong đó có viên nặng 25 cara nơi đỉnh trán. Phnompenh cũng là thành phố được người Pháp thiết kế từ hơn một trăm năm trước nên đường phố thường như ô bàn cờ, khá thông thoáng. Nhiều đại lộ lớn được đặt tên các danh nhân trong nước và thế giới như Monivong, Norodom, Mao Tse Toung, Charles De Gaulle...

Vương quốc Campuchia (hay còn được gọi là Cao Miên) đã từng trải qua họa diệt chủng thời Pol Pot. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, với sự giúp đỡ chí tình của bộ đội tình nguyện Việt Nam, chế độ Khmer Đỏ đã bị lật đổ và chính phủ liên hiệp được thành lập. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ láng giềng và tình hữu nghị thuỷ chung Việt Namon> - Campuchia vẫn không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.

Đến thủ đô Phnompenh không thể không đến thăm Đài độc lập, một công trình nghệ thuật sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền. Đài có hình hoa sen mô phỏng Angkor Wat, đồng thời cũng rất hiện đại. Xế về phía bờ sông là đài tưởng niệm các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Namon> đã hy sinh trên đất Campuchia trong chiến dịch cứu dân tộc này khỏi họa diệt chủng. Vào những ngày lễ quốc gia, đặc biệt là ngày quốc khánh nơi đây là tâm điểm của các hoạt động kỷ niệm.

Nhìn lại lịch sử, khi thành phố rơi vào tay Khmer Đỏ thì tất cả các người dân đều bị cưỡng bức xuống nông thôn lao động.

Trường trung học phổ thông Tuol Svay Prey bị biến thành nhà tù và là nơi tra tấn, hành quyết số lượng lên đến 15 ngàn người. Bây giờ Chính phủ Campuchia đã cho xây dựng thành Bảo tàng tội ác diệt chủng Toul Sleng cùng với Cánh đồng Chết để tưởng nhớ 1,7 triệu nạn nhân bị chế độ Khmer Đỏ giết hại. Hơn ba mươi năm, kể từ ngày 7 tháng 1 năm 1979, đất nước Campuchia nói chung và Phnompenh có sự hồi sinh và phát triển. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, siêu thị, ngân hàng của người trong nước và nước ngoài đầu tư đã mọc lên.

Năm 2004, khi Campuchia gia nhập WTO thì xuất khẩu tăng vọt và tăng trưởng kinh tế đạt tới 9,8%. Bước chân vào chợ Phnompenh hay siêu thị Sorya... ta thấy bày bán đủ các loại hàng hóa từ điện tử cao cấp đến thực phẩm dùng cho sinh hoạt hằng ngày. Hàng có nguồn gốc Trung Quốc, Thái Lan, Việt Namon> và sản xuất ngay tại chính quốc. Nhà nước Campuchia cũng chú ý đến việc xây dựng các bệnh viện, trường học để chăm sóc sức khỏe và nâng cao dân trí cho người dân. Trên đường phố, lớp người mới thuộc thế hệ sau năm 1979 đã không còn những nét ưu tư vì nỗi lo cái chết rình rập. Còn khu Đền Bà Pênh, vườn hoa Hun Sen.. trở thành nơi vui đùa của bầy con trẻ và bao đôi trai gái đến đây trò chuyện tâm tình. Đất nước Cao Miên đang nở nụ cười.

Thế Quynh

Xem tiếp phần 2: Kỳ vĩ Angkor

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/mien-la-nuoc-nao-a69738.html