Khi nhắc đến Đà Lạt, người ta liền nghĩ ngay đến những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, cùng những làn sương mù vào sáng sớm. Chính vì vậy mà Đà Lạt được mệnh danh với nhiều cái tên mỹ miều khác nhau như: Thành phố sương mù, Thành phố ngàn thông, “Thành phố ngàn hoa,hay Tiểu Paris tại Việt Nam.
Bên cạnh những phong cảnh tuyệt đẹp đó, Đà Lạt còn sở hữu nhiều di tích lịch sử nổi tiếng tồn tại hàng trăm năm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về top 9 khu di tích lịch sử ở Đà Lạt nổi tiếng, được nhà nước công nhận di tích quốc gia qua bài viết dưới đây. Cùng mình bắt đầu ngay thôi nào!
Khu di tích lịch sử nhà ga Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ năm 1932 đến 1938 bởi những kĩ sư người Pháp. Ga Đà Lạt được xem là điểm đầu mối trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có tổng chiều dài lên đến 84 km. Nhà ga được thiết kế với ba mái hình chóp độc đáo, tượng trưng cho ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên.
Ban đầu, tuyến tàu hỏa từ Đà Lạt đi Tháp Chàm được khai thác bởi thực dân Pháp. Sau khi người Pháp rời Việt Nam, tuyến tàu hỏa này tiếp tục được quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, tuyến tàu này đã phải ngừng hoạt động vào năm 1972 do chiến tranh giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ. Sau khi giải phóng, tuyến đường sắt Đà Lạt đã được khôi phục và chính thức hoạt động lại vào ngày 19 tháng 5 năm 1975.
Tuyến đường sắt Đà Lạt được xây dựng và đi qua nhiều công trình phức tạp như đèo Ngoạn Mục và đường ray răng cưa Sông Pha - Đà Lạt. Tuyến tàu được thiết kế dựa theo phong cách của người Thuỵ Sĩ, và được xây dựng bởi người Pháp. Hiện tại, nhà ga Đà Lạt chỉ phục vụ với mục đích du lịch với tuyến đường 7km, cho phép du khách khám có thể khám phá phố núi và tham quan Chùa Linh Phước.
Vào năm 2001, Ga Đà Lạt đã được nhà nước ta xếp hạng là một trong những di tích lịch sử ở Đà Lạt, được công nhận di tích cấp quốc gia.
Hiện nay, nhà nước đang nhiều đề xuất khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt dựa trên cơ sở tuyến đường cũ. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được khởi công xây dựng cho đến nay.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được thành lập vào ngày 3 tháng 9 năm 1976 theo quyết định của Bộ Giáo dục. Trường được bộ Giáo dục giao nhiệm vụ trở thành trung tâm đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh Lâm Đồng cũng như một số tỉnh lân cận.
Ban đầu, trường có tên là Grand Lycée Yersin, được người Pháp xây dựng từ năm 1927 dành cho những công dân người Pháp và một số gia đình giàu có theo học. Tòa nhà chính của trường được thiết kế và xây dựng theo phong cách độc đáo và đã được công nhận bởi Hội Kiến trúc sư thế giới.
Sau chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh 30/4/1975, trường được chính quyền Việt Nam thu hồi và chuyển thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Hiện nay, các công trình của trường đã được sửa chữa và nâng cấp, với việc thay thế tấm ngói lợp mới. Điểm đặc biệt của trường nằm ở chiếc tháp chuông cao 54 mét và dãy nhà hình vòng cung độc đáo.
Vào năm 2001, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử ở Đà Lạt được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Tháng 8 năm 2022, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã được sáp nhập với trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng và trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, sau đó đổi tên thành trường Cao đẳng Đà Lạt theo quyết định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km về phía đông, gần trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (hiện nay là Học viện Lục quân). Hồ nằm trên một đồi cao giữa rừng thông, mang lại không gian yên bình và tĩnh lặng. Phía bắc của hồ có một cặp cây thông gợi lên hình ảnh đôi tình nhân, gần thắng cảnh Đồi thông hai Mộ với truyền thuyết về một mối tình tan vỡ.
Ban đầu, khu vực hồ Than Thở chỉ là một cái ao nhỏ, và được gọi là Tơnô Pang Đòng. Tuy nhiên, vào năm 1917, người Pháp đã xây dựng một cái hồ tại nơi đây để cung cấp nước sinh hoạt cho Đà Lạt. Người Pháp đã đặt tên hồ nước là Lac Des Soupirs (nghĩa là “hồ tiếng rì rào” trong tiếng Pháp).
Tuy nhiên, sau này, hồ được của ông Nguyễn Vỹ, chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt, đổi tên thành hồ Than Thở nhằm thể hiện sự thương xót với truyền thuyết về chuyện tình yêu lãng mạn giữa Hoàng Tùng và Mai nương vào những năm của thế kỷ 18 tại nơi đây.
Hồ Than Thở đã trải qua không ít những thăng trầm trong lịch sử. Từ việc khai hoang núi rừng vào những năm 1980 - 1990, cho đến quá trình bảo tồn và phục hồi vào cuối năm 1990. Vào năm 1999, Hồ Than Thở đã được nhà nước ta công nhận và xếp hạng là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cấp quốc gia.
Hồ Tuyền Lâm được biết đến là một trong những hồ nước ngọt rộng lớn nhất tại Đà Lạt, với diện tích khoảng 320 ha. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km và cách thác Đatanla 2km, hồ Tuyền Lâm không chỉ mang đến nguồn nước cho thành phố Đà Lạt, mà còn là một trong những điểm đến phổ biến của của khách du lịch.
Từ năm 1982 đến 1987, Công ty Thủy lợi Lâm Đồng đã cho xây dựng một hồ nước nằm trên suối Tía, hay còn được gọi là Da Trea, và đặt tên là hồ Quang Trung. Tuy nhiên sau đó, hồ được đổi tên thành hồ Tuyền Lâm.
Hồ Tuyền Lâm được bao quanh bởi một khu rừng thông, cùng nhiều hòn đảo nhỏ vây quanh. Trên phía Đông Bắc của hồ là nơi đặt Trúc Lâm Thiền Viện. Đập nước được xây dựng tại đây nhằm điều tiết lưu lượng nước.
Vào năm 1998, hồ Tuyền Lâm đã được nhà nước ta xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, và lọt top 21 khu du lịch quốc gia nổi tiếng.
Khi nhắc đến Đà Lạt, không ai là không biết đến Hồ Xuân Hương, một hồ nước tuyệt đẹp nằm ngay tại Trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là một hồ nước nhân tạo, có chu vi khoảng 5km và rộng 25ha. Hồ có hình dáng của mặt trăng lưỡi liềm, kéo dài hơn 2 km và đi qua nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt như Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù và Quảng trường Lâm Viên.
Theo người dân nơi đây thì nguồn gốc cái tên Hồ Xuân Hương đến từ 2 truyền thuyết khác nhau. Truyền thuyết đầu tiên cho rằng, cứ vào mùa xuân, xung quanh hồ lại có một mùi hương thơm thoang thoảng, ngây ngất lòng người. Chính vì vậy mà người dân đã đặt cho hồ cái tên là Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, truyền thuyết thứ 2 cho rằng, Hồ Xuân Hương được đặt theo tên của một nữ thi sĩ người Việt vào thế kỉ 19 có tên là Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Bánh trôi nước, cái kiếp tu hành, cái nợ chồng con,….
Hồ Xuân Hương ban đầu là một thung lũng rộng lớn, và có dòng suối Cam Ly chảy qua. Năm 1919, kỹ sư Labbé đã ngăn dòng suối này để nước tích tụ và tạo thành hồ. Sau đó, vào năm 1923, các kỹ sư người Pháp đã cho xây dựng một đập được xây dưới đáy hồ, nhưng bị vỡ sau một cơn bão vào năm 1932. Kỹ sư Trần Đăng Khoa sau đó đã cho xây dựng lại một đập mới bằng đá.
Vào năm 1989, Hồ Xuân Hương đã được nhà nước ta công nhận là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Đà Lạt nổi tiếng, được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, hay được biết đến với tên gọi là Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt. Nhà thiếu nhi là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Trước đây, địa điểm này từng là nơi giam giữ hơn 600 thiếu niên miền Nam, từ 12 đến 17 tuổi.
Vào năm 1971, Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt trên đồi Chi Lăng, nhằm mục đích giam giữ thiếu niên cách mạng. Nơi này đã tiếp nhận các tù nhân từ nhiều tỉnh thành khác nhau, với tổng số lên đến 630 thiếu niên, trong đó có khoảng 200 nữ. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 1973, nhà lao đã phải giải tán và sau đó được đổi thành Trung tâm bảo hộ thiếu nhi.
Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã trải qua quá trình tu bổ và tôn tạo từ năm 2010 đến 2013. Sau đó Nhà Thiếu Nhi được khánh thành lại vào ngày 25 tháng 4 năm 2016. Nhà Thiếu nhi là nơi ghi dấu những ký ức đau buồn của những thiếu niên đã từng bị giam giữ tại đây.
Kiến trúc của nhà lao bao gồm nhiều phòng giam, khu vực sân cờ, hội trường, nhà bếp, nhà thờ, và phòng chuyên dụng để tra tấn, đồng thời được bố trí cẩn mật bằng hệ thống canh gác và xà lim xung quanh.
Với những giá trị lịch sử quý báu vẫn còn đang được lưu giữ tại nơi đây, mà vào năm 2009, Nhà Thiếu Nhi đã được nhà nước ta xếp hạng là một trong những di tích lịch sử ở Đà Lạt được công nhận di tích cấp quốc gia.
Thác Cam Ly tạo lạc gần trung tâm thành phố Đà Lạt, phía trên thượng nguồn sông Cam Ly, cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông-nam và cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km về phía Tây.
Thác Cam Ly sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, đặc biệt vào mùa mưa khi nước chảy cuồn cuộn, tạo ra những khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội. Với vị trí thuận tiện gần trung tâm thành phố, thác Cam Ly thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm .
Dưới chân thác Cam Ly là một vườn hoa nhỏ, góp phần tạo nên một phong cảnh hài hòa và đẹp mắt. Ngoài ra, trong khu vực thác còn có lăng Nguyễn Hữu Hào, được xây dựng với nhiều kiến trúc độc đáo.
Có 2 giả thuyết về tên gọi của thác Cam Ly được người dân ở đây truyền miệng nhiều nhất. Một giả thuyết là nguồn gốc từ tên gọi Liêng Tô Sra của người Lạch, sau này đổi thành thác Cam Ly để ghi nhớ công lao của vị tù trưởng người Cơ Ho có tên K’ Mly. Giả thuyết còn lại cho rằng tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng Hán-Việt, với ý nghĩa là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt.
Vào năm 1998, Thác Cam Ly đã được nhà nước ta xếp hạng là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Đà Lạt được công nhận di tích cấp quốc gia.
Thác Đatanla, hay còn được gọi là Datanla, là một thác nước nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Nằm trong khu du lịch Đatanla, thác cách thác Prenn 8 km và trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10 km. Thác Datanla được xem là một trong những điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tham quan và trải nghiệm phiêu lưu mạo hiểm.
Tên gọi “Đatanla” hay “Đatania” được lấy từ tiếng K’Ho, được hợp thành từ “Đạh-Tam-N’ha”, có ý nghĩa là “dưới lá có nước”. Tên gọi này có nguồn gốc từ cuộc xung đột lịch sử giữa các dân tộc Chăm - Lạch - Chil trong thế kỷ XV - XVII.
Thác Datanla có lượng nước dồi dào nhờ vào nguồn nước ổn định từ thượng nguồn. Không ồn ào như một số thác khác, Datanla chảy qua nhiều thềm đá và đổ từ ghềnh cao khoảng 20m. Phần dưới của thác tạo thành khu vực nước rất trong, được gọi là Suối Tiên, trong khi phần trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần.
Theo truyền thuyết, vì vực sâu này nằm giữa một vùng đồi núi, nên đã từng là nơi lánh nạn cho một cánh quân của dân tộc bản địa trong cuộc chiến tranh với người Chăm hàng trăm năm trước.
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của thác Đatanla. Một trong số đó kể về cuộc gặp gỡ của dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang tại đây. Một số truyền thuyết khác về thác Đatanla cho rằng thác là nơi mà các nàng tiên thường tắm, hoặc câu chuyện về cuộc chiến tranh giữa người Lạt và người Chăm, trong đó thác đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chiến đấu của họ.
Với những giá trị văn hóa đó mà vào năm 1998, thác Đatanla đã được nhà nước ta công nhận là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Đà Lạt nổi tiếng, được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Thác Prenn nằm dưới chân đèo Prenn, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10km, sát quốc lộ 20, tại cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt.
Dòng nước từ trên ghềnh đá với chiều cao hơn 20m đổ xuống trắng xóa, tạo thành một hình ảnh như dải lụa bạch trắng, giống như mái tóc của nàng Bạch Mao Tiên. Thậm chí, một số người còn gọi thác này là “thác Tiên Sa”.
Trong không gian của rừng thông yên bình và dáng núi hình rồng, lịch sử huyền thoại của vùng đất này được người dân nơi đây nhào nặn một cách tinh tế, tạo nên một câu chuyện độc đáo và thú vị.
Nguyên gốc tên gọi của thác theo truyền thuyết được các cụ làng kể lại xuất phát từ tiếng K’Ho, ban đầu có tên là “Prềnh” - có ý nghĩa là “Cà đắng”. Tuy nhiên, về sau này được người dân đọc lại thành “Prenn”. Bằng chứng cho thấy là ở vùng thượng nguồn của thác vẫn còn nhiều cây Cà đắng mọc hoang. Loại cây này có trái nhỏ, tròn, vỏ xanh và có điểm trắng, khi chín có màu vàng, từng là một món ăn ngon với hương vị đắng đặc trưng.
Tuy nhiên, theo các nhà dân tộc học, tên gọi “Prenn” có thể xuất phát từ tiếng Chăm, có nghĩa là “vùng lấn chiếm”. Tên gọi này có nguồn gốc từ cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc người thiểu số và người Chăm vào thế kỷ 17, khi họ chống lại sự mở rộng của người Chăm từ Panduranga (Ninh Thuận). Người dân địa phương đã lấy tên này đặt cho thác nước hùng vĩ này, nơi mà nước chảy quanh năm tạo ra sương trắng, tượng trưng cho sự bền vững và kiên cường của người dân nơi đây.
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về top 9 khu di tích lịch sử ở Đà Lạt nổi tiếng, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Hy vọng với những gì mình chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và con người nơi đây. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/di-tich-lich-su-o-da-lat-a66300.html