Bún mọc là món ăn yêu thích của rất nhiều người, từ già đến trẻ thật khó có thể khước từ sức hấp dẫn của món ăn thơm ngon này.
Món bún mọc rất thích hợp để ăn sáng. Bạn có thể trổ tài món ăn này để cả gia đình có được bữa sáng ấm nóng cũng thích hợp lắm đó. Trong bài viết hôm nay cùng tìm hiểu 2 cách làm bún mọc đơn giản mà siêu ngon dưới đây nhé!
Bún mọc là món ăn quen thuộc của người dân ba miền, đặc biệt ở Hà Nội nổi tiếng với hương vị bún mọc truyền thống lâu đời. Món bún mọc xuất hiện khắp các con phố Hà Nội, trở thành thức quà không thể thiếu vào mỗi buổi sáng. Cùng học cách nấu bún mọc chuẩn bị Hà Nội với công thức dưới đây nhé!
Một số lưu ý về việc chọn nguyên liệu
- Giò sống là nguyên liệu quan trọng để tạo nên những viên mọc thơm ngon. Bạn có thể mua giò sống tại các chợ hay siêu thị. Tuy nhiên khi mua cần chú ý mua loại giò sống tươi, màu trắng hồng tự nhiên, không chứa hàn the, không có mùi hôi hay màu sắc lạ. Bạn có thể tự làm giò sống tại nhà bằng cách xay thịt nạc với thịt mỡ rồi quyết thật đều để khối giò sống dẻo mịn là được. Theo bí quyết nấu ăn của người xưa thì giò sống giã tay mới ngon nhất. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì bạn có thể dùng máy xay thịt xay cho nhanh.
- Món bún mọc sẽ ngon hơn khi ăn cùng xương sườn hoặc giò heo. Bạn chọn những miếng thịt tươi, ngon, màu đỏ hồng, có thể nhìn thấy lớp sụn trắng bên trong. Với chân giò thì không được quá mỡ, lớp da không quá dày, sờ vào thấy độ đàn hồi tốt là thịt ngon. Với thịt sườn bạn chọn loại sườn non là ngon nhất, tỷ lệ nạc nhiều một chút khi ăn sẽ cuốn hơn.
- Chả lụa cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong món bún mọc. Ngoài chả lụa bạn dùng chả quế, chả mỡ, chả gân…cũng được. Miếng chả khi cắt ra phải có màu trắng ngà, mùi thơm, độ dài vừa đủ, không được cững quá cũng không được mềm quá.
- Các loại rau củ nấu nước dùng bạn cũng nên loại loại tươi, sạch. Rau sống bạn phải nhặt bỏ lá úa và gốc, không chỉ rửa nước suông mà nên ngâm qua nước muối cho thật sạch rồi mới ăn.
- Với xương heo bạn rửa sạch với muối hột, cẩn thận hơn có thể chần qua nước sôi rồi rửa lại lần nữa với nước lạnh cho sạch chất bẩn rồi mới cho vào nồi nước hầm. Trong thời gian hầm bạn nên cho chút muối để nước dùng được đậm đà. Ngoài ra bạn cũng nên hớt bọt thường xuyên để nước dùng được trong nhé!
- Bạn nên hầm xương trong 1 - 2 tiếng để chất ngọt từ xương ra hết. Bên cạnh đó nhiều người có thói quen dùng nồi áp suất để hầm xương nhưng điều này không nên bởi sẽ khiến cho nước dùng bị đục. Tốt nhất bạn nên hầm trong nồi bình thường, để lửa nhỏ và hẫm kỹ một chút.
- Hầm xương khoảng 1 tiếng bạn cho thịt chân giò và sườn heo vào nấu chung.
- Giò sống trộn với mộc nhĩ thái nhỏ, nấm hương thái nhỏ, hành lá thái nhỏ, nêm Nước Mắm Thượng Hạng, hạt tiêu, mì chính rồi trộn thật đều. Sau đó bạn phết giò thành các viên vừa ăn, thả vào nồi nước dùng.
- Tiếp theo bạn cho củ cải trắng và cà rốt đã gọt vỏ vào nấu để lấy nước ngọt. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Các nguyên liệu chín mềm có thể tắt bếp.
- Bạn chần bún qua nước sôi rồi xếp vào bát. Xếp mọc, chân giò, sườn non lên trên và chan nước dùng đậm đà. Món bún mọc sẽ ngon hơn khi ăn cùng với rau sống.
Có rất nhiều công thức nấu bún mọc. Nước dùng từ xương thơm ngọt cùng với viên mọc giòn sần sật tạo thành món ăn chỉ nghe đến tên thôi cũng đủ khiến thực khách phát thèm rồi. Cùng tìm hiểu một trong những công thức nấu bún mọc rất đơn giản dưới đây nhé!
Chi tiết các bước nấu bún mọc
- Xương ống heo mua về bạn rửa nhiều lần với nước lạnh cho sạch. Sau đó bạn bắc một nồi nước sôi rồi cho xương ống vào chần sơ rồi xả lại lần nữa với nước cho sạch.
Bắc tiếp một nồi nước khác, cho xương ống vào hầm cùng với 2 muỗng muối, 2 muỗng hạt nêm. Nước sôi bạn hạ nhỏ lửa và hớt bớt bọt để nước dùng được trong và ngọt thanh.
- Tương tự như xương ống, sườn heo bạn cũng chần qua nước sôi cho sạch rồi rửa lại nhiều lần với nước lạnh, để ráo. Bạn ướp sườn với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, nửa muỗng đường, nửa muỗng mì chính, nửa muỗng tiêu cay. Trộn đều rồi ướp thịt sườn trong 10 - 15 phút cho thấm gia vị.
- Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước cho nở rồi cắt gốc, rửa sạch và băm nhỏ.
- Giò lụa bạn cắt miếng vừa ăn.
- Các loại rau sống như xà lách, húng, ngồ, giá rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ráo nước.
- Bún tươi bạn trụng sơ nước sôi rồi xếp vào bát.
- Giò sống đã nêm nếm gia vị trước đó rồi nên khi nêm lại bạn không nên cho nhiều gia vị quá. Bạn trộn giò sống, thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, tiêu, hành lá lại với nhau, trộn thật đều tay đến khi giò thành khối dẻo mịn, chắc tay là được.
- Bạn một một lượng ít một giò sống rồi viên lại thành các viên tròn cỡ viên bánh trôi là được.
- Bắc một chiếc nồi lên bếp, thêm 1 muỗng dầu ăn rồi phi thơm hành tỏi. Tiếp theo bạn cho sườn vào đảo đều, nêm thêm chút hạt nêm và muối rồi đổ 1,5 lít nước lọc vào nồi để ninh sườn. Nước sôi bạn hạ nhỏ lửa, vớt bớt bọt để nước dùng được trong.
- Ninh xương khoảng 20 phút bạn cho các viên mọc vào nồi. Khi nào thấy viên mọc nổi lên trên nghĩa là đã chín. Bạn nêm gia vị muối, nước mắm, mì chính cho vừa ăn. Tiếp tục nấu trong 10 - 15 phút để viên mọc chín kỹ, thấm gia vị và nước dùng thêm ngọt là được.
- Bún đã chần qua nước sôi bạn xếp vào bát, để chả lụa lên trên, múc nước dùng có mọc và sườn lên trên, kết thúc và chút hành ngò là được. Món bún dọc mục đã hoàn thành, bạn nên ăn ngay khi còn nóng. Nhớ vắt thêm chút chanh và sa tế ăn sẽ càng ngon hơn đó!
- Mọc nấu lâu quá sợ nhừ bạn có thể nấu chín mọc rồi vớt ra để riêng, khi nào ăn thì xếp vào bát. Nếu thích ăn dai bạn không cần cho thêm thịt băm cũng được.
- Ngoài chả lụa bạn có thể cho chả quế, chả mỡ tùy thích. Nếu thích ăn thêm rau xanh có thể nấu bún mọc dọc mùng ăn cũng rất ngon.
Món bún mọc rất dễ làm đúng không nào! Với 2 công thức nấu bún mọc trên chúc bạn thành công với món ăn này nhé!
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cach-lam-bun-moc-a63946.html