Nước tiểu màu cam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nước tiểu màu cam là hiện tượng bất thường gây lo lắng cho nhiều người. Nguyên nhân của hiện tượng này rất đa dạng, từ ăn uống, dùng thuốc đến những bệnh nguy hiểm. Bài viết sau đây của thạc sĩ bác sĩ CKII Phạm Thanh Trúc, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ nêu cụ thể các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng nước tiểu màu cam, mời bạn đọc theo dõi.

nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam là gì?

Nước tiểu màu cam là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do thuốc. Tuy nhiên, nước tiểu màu cam cho biết cơ thể có thể đang có vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh gan hoặc ống mật. (1)

Dấu hiệu nhận biết nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam khác với màu nước tiểu thông thường, có màu cam đặc trưng, phổ biến có cam đỏ hoặc vàng cam, đều báo hiệu một vấn đề nào đó của cơ thể. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Màu sắc của nước tiểu do các sắc tố urochrome quyết định. Theo đó, tùy vào mức độ đậm nhạt hoặc pha loãng của urochrome mà nước tiểu có những màu sắc khác nhau.

Nguyên nhân khiến nước tiểu màu cam

Một số nguyên nhân khiến nước tiểu màu cam như: (2)

1. Cơ thể thiếu nước

Đi tiểu ra màu cam thường là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Khi uống không đủ nước, nước tiểu trở nên cô đặc hơn. Tình trạng này thường thấy vào buổi sáng, do ban đêm lượng nước nạp vào ít hơn. Màu nước tiểu trở lại bình thường khi uống đủ nước.

2. Chế độ ăn uống, thực phẩm

Nước tiểu có màu cam còn liên quan đến loại thực phẩm nạp vào cơ thể. Thực phẩm và đồ uống có màu đỏ, cam hoặc vàng rất đậm khiến nước tiểu màu cam. Điều này chủ yếu do những thực phẩm chứa beta-carotene (chất hữu cơ có màu đỏ đến cam đậm, có nhiều trong thực vật và trái cây).

Cà rốt và nước ép cà rốt là một trong những loại thực phẩm có thể làm nước tiểu màu cam. Bên cạnh đó, củ cải đường làm nước tiểu màu cam đỏ. Ngoài ra, nước đái màu cam sau khi dùng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc liều cao như:

3. Thuốc

3.1 Thuốc nhuận tràng

Một số thuốc nhuận tràng chứa senna thảo mộc được sử dụng để giảm táo bón có thể làm nước tiểu có màu đỏ cam. Trong đó, có senokot (chứa docusate và senna) là một loại thuốc điều trị táo bón.

3.2 Pyridium, uristat và các thuốc khác chứa phenazopyridine

Pyridium, uristat và các loại thuốc chứa phenazopyridine thường được kê toa để điều trị đau do nhiễm trùng đường tiết niệu.

3.3 Rifampin

Rifampin được sử dụng trong điều trị bệnh lao và vi khuẩn trong mũi và cổ họng. Các loại thuốc như isonarif và rifamate có thành phần rifampin và isoniazid cũng làm nước tiểu màu cam.

3.4 Azulfidine (sulfasalazine)

Azulfidine là thuốc chống viêm điều trị viêm loét đại tràng và viêm khớp dạng thấp. Loại thuốc này có thể làm nước tiểu màu cam và da vàng nhưng các triệu chứng này không có hại cho cơ thể.

3.5 Adriamycin (doxorubicin)

Adriamycin là thuốc hóa trị mạnh được tiêm vào tĩnh mạch hoặc bơm vào bàng quang để điều trị ung thư bàng quang. Thuốc này có thể làm nước tiểu màu cam hoặc đỏ trong 1 hoặc 2 ngày sau điều trị.

4. Các bệnh về gan, mật

Nước tiểu màu cam có thể là dấu hiệu của ứ mật. Mật là chất lỏng tiêu hóa được sản xuất ở gan. Ứ mật xảy ra khi dòng chảy của mật ứ lại giữa gan và ruột non.

Khi đó, bilirubin là một chất màu vàng trong mật, tích tụ và hòa vào máu. Sự tích tụ này sẽ làm nước tiểu màu cam. Một số nguyên nhân gây ứ mật:

5. Một số bệnh lý về đường tiết niệu

Nước tiểu màu cam biểu hiện cho một số bệnh đường tiết niệu như: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ung thư đường tiết niệu…

nước đái màu cam báo động cơ thể có vấn đề
Nước tiểu màu cam cho biết cơ thể đang có vấn đề ở bệnh bàng quang, gan hoặc ống mật.

Giải đáp lý do nước tiểu màu cam kèm một màu khác

1. Nước tiểu màu cam đỏ

Nước tiểu màu cam đỏ thường do sử dụng kháng sinh rifampicin. Bên cạnh đó, một số tổn thương ở thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc khối u đường tiết niệu cũng làm cho nước tiểu có màu cam đỏ. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị.

2. Nước tiểu màu cam vàng

Nguyên nhân làm cho nước tiểu màu cam vàng bao gồm: mất nước, thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng,…

Các triệu chứng kèm theo nước tiểu màu cam

Bên cạnh dấu hiệu nước tiểu màu cam, bạn cần để ý các dấu hiệu đi kèm để sớm phát hiện các vấn đề của cơ thể, bao gồm:

Các triệu chứng đi kèm báo hiệu các bệnh cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng như:

Nước tiểu màu cam ở nữ giới và nước tiểu màu cam ở nam giới có khác nhau không?

Nước tiểu màu cam ở nam và nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, thành phần của nước tiểu ở nam và nữ không khác nhau quá nhiều. Các chất chuyển hoá của hormone trong nước tiểu của nữ bao gồm estrogen và progesterone, trong khi ở nam là testosterone. Ngoài ra, giữa nam và nữ cũng khác nhau về chiều dài của niệu đạo.

Một số điểm khác biệt đến từ nguyên nhân làm nước tiểu màu cam ở nam và nữ như: máu trong nước tiểu khi đến kỳ kinh nguyệt ở nữ, ung thư tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt ở nam. (3)

Nước tiểu màu cam có phải dấu hiệu của bệnh lý?

Nước tiểu màu cam có thể biểu hiện cho nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do mất nước, thực phẩm hoặc các loại thuốc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ khi tình trạng nước tiểu màu cam kéo dài kèm các triệu chứng như:

Đến bệnh viện kiểm tra và điều trị ngay nếu có các dấu hiệu sau:

dấu hiệu nước tiểu màu cam
Dấu hiệu nhận biết nước tiểu màu cam

Cách điều trị tình trạng nước tiểu màu cam kéo dài

Nước tiểu màu cam do tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa carotenoid không có gì đáng lo ngại. Nếu nước tiểu màu cam gây khó chịu, bạn có thể cắt giảm lượng thực phẩm này.

Với tình trạng mất nước, uống nhiều nước và các dung dịch bù nước giúp nước tiểu trở lại màu bình thường. Những người bị mất nước nghiêm trọng có thể cần truyền dịch IV (phương pháp truyền thuốc, dịch hoặc máu trực tiếp vào máu của người bệnh qua kim hoặc ống dẫn).

Với các nguyên nhân khác, điều trị bệnh tiềm ẩn sẽ giải quyết vấn đề kịp thời. Các phương pháp điều trị bao gồm: thuốc kháng sinh, lọc máu và thuốc chống ung thư.

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến.

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh như: viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, vô sinh nam, bệnh lý tuyến tiền liệt, bệnh lý dương vật và bao quy đầu. Trung tâm luôn cố gắng mang đến cho người bệnh sự an toàn, hiệu quả và tin cậy trong quá trình khám và điều trị.

Nhìn chung, nước tiểu màu cam không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu biết nguyên nhân và cách khắc phục. Tuy nhiên, bạn cũng không nên coi thường hay bỏ qua hiện tượng này vì có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/hay-la-gi-a50972.html