Nắm xôi truyền thống Việt Nam trong thời hiện đại - Phần 1 năm 2024

Việt Nam là nước với nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, thế nên song song với việc sử dụng lúa gạo để chế biến thành cơm - món ăn không thể thiếu trong gần như mọi bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt Nam, người Việt còn sử dụng gạo nếp để chế biến nên một món ăn cầu kỳ hơn, nhưng cũng hấp dẫn hơn, đó là xôi.

XôiMón xôi đặc trưng của người Việt - Ảnh: soiphotography

xôiNhững dĩa xôi nếp được trình bày cẩn thận dâng lên tổ tiên trong những ngày lễ Tết - Ảnh: Tam Ngo

XÔI VÀ CƠM TRONG BỮA ĂN CỦA NGƯỜI VIỆT

Không giống với loại gạo thường dùng để nấu thành món cơm quen thuộc, gạo nếp hay gạo sáp là loại gạo được dùng để chế biến thành xôi, được trồng phổ biến ở châu Á, đặc biệt dính khi nấu lên.

Xôi nếpXôi nếp với hương vị thơm ngon khó tả - Ảnh: sưu tầm

Gạo nếp được trồng từ ít nhất 2000 năm trước đây tại Trung Quốc, theo truyền thuyết, gạo nếp được dùng làm chất dính để xây nên Vạn Lý Trường Thành - một trong những kỳ quan của thế giới.

nếpGạo nếp hạt ngắn hơn các loại gạo thường và đặc biệt dính khi nấu lên - Ảnh: Sưu tầm

Vạn Lý Trường ThànhTruyền thuyết kể rằng, người Trung Quốc đã dùng gạo nếp để xây nên Vạn Lý Trường Thành - Ảnh: hoidap24h

Trong nền văn minh lúa nước sông Hồng như ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ của nước ta, gạo là sản phẩm được chú trọng trong số những sản vật nuôi trồng. Gạo nếp là thứ gạo chỉ dùng để nấu xôi, làm bánh trong những dịp lễ Tết, dịp có việc quan trọng của gia đình (ma chay, cưới xin, giỗ chạp), việc quan trọng của làng, xã … Lúa nếp thường được cấy rất ít nên mọi gia đình giữ lúa nếp như của quý trong nhà.

lúa nếpMặc dù quý, nhưng do ít sử dụng nên lúa nếp được cấy rất ít - Ảnh: chaosenbatbao

Gạo nếp có mùi hương rất thơm. Ở những vùng quê, tại những nơi cấy nếp hương có mùi thơm đến mức đứng từ xa đã nghe mũi hương thoang thoảng. Những ai ở vùng nông thôn trước đây sẽ hiểu thế nào là cảm giác đi qua ruộng lúa nếp hương khi có cơn gió tạt qua mũi mùi hương dịu dàng của lúa nếp. Gạo nếp ngon nổi tiếng từ xưa đến nay có: nếp Hải Hậu (nếp hương, dự), nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, nếp hương Điện Biên … . Những loại nếp này nổi tiếng: ăn đậm đà, thơm, dẻo.

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Điện Biên

Xôi ngũ vịXôi ngũ vị được làm trong cá dịp lễ, Tết - Ảnh: sưu tầm

xôiNhững gánh xôi lung linh sắc màu - Ảnh: Foodgrapher

xôiXôi gấc kèm gà luộc mừng cưới hỏi theo phong tục tại một số vùng miền - Ảnh: wikipedia

Cách làm xôi nhìn chung rất đa dạng và phong phú, tùy vào từng loại xôi và tập quán, phong tục, kinh nghiệm của người nấu. Tuy nhiên, hầu hết xôi đều thực hiện bằng cách ngâm gạo nếp trong một thời gian khoảng vài tiếng đồng hồ cho gạo tương đối nở, đãi sạch, trộn với một ít muối và phối trộn với các nguyên liệu riêng biệt tùy theo loại xôi. Sau đó cho nguyên liệu vào, đổ một lượng nước sôi vào đáy nồi, đặt chõ lên trên nồi sao cho nguyên liệu trong nồi tiếp xúc nhiều nhất với hơi nước nhưng không bị chạm vào nước.

nấu xôiCách nấu xôi truyền thống - Ảnh: Sutakon

Cho nồi lên bếp đậy kín, đun cách thủy trong lửa nhỏ đến khi hạt xôi chín dẻo. Người nấu hiện nay có thể tận dụng nồi cơm điện với ngăn hấp cách thủy hoặc các nồi làm xôi, làm các thực phẩm hấp chuyên dụng, thay thế cho nồi truyền thống.

nấu xôiCách người dân đồ xôi tại các tỉnh miền núi - Ảnh: hongchien77

nấu xôiCụ già làm xôi bảy màu bán tại Mường Khương - Ảnh: laocai

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lào Cai

xôi đậu xanhCho đến các bà nội trợ thành thị nấu xôi đậu xanh bằng nồi cơm điện - Ảnh: Sưu tầm

Người Việt Nam ta có câu:

“Có nam có nữ mới nên xuân

Có xôi có thịt mới nên phần”

Hiện nay, người ta thường phân biệt xôi theo hai loại, đó là xôi mặn, và xôi ngọt. Ngoài những loại xôi ngọt truyền thống của Việt Nam ta như xôi gấc, xôi đậu phộng, xôi đậu xanh, xôi nếp than, xôi lá cẩm … các loại xôi mặn ngày nay thường được ưa chuộng hơn, cũng chỉ vì lý do phải “có xôi có thịt”. Nói cách khác, người Việt Nam hiện đại, hoặc nói nhỏ hơn là người Sài Gòn hiện nay, thường thiên về sở thích ăn xôi kèm nhiều hương vị như gà xé, lòng gà, lạp xưởng, pa-tê, chả lụa và chà bông ăn kèm hơn.

xôiMột phần xôi mặn chất lượng với mỡ hành, tôm khô, chả lụa, đậu phộng và chà bông - Ảnh: tronxoayvaobep

Xôi gàXôi gà xé trên một quán ăn ven đường - Ảnh: Sưu tầm

Xôi còn đặc biệt được dân làm việc văn phòng, công sở ưa chuộng. Nhất là vào buổi sáng, việc thức dậy sớm, làm đồ ăn trưa mang theo, và làm luôn đồ ăn sáng, rồi chạy xe đến nơi làm việc quả là rất áp lực. Thế nên, việc lượn xe qua một hàng xôi, mua một gói xôi mặn, hoặc xôi ngọt rồi mang vào chỗ làm từ từ thưởng thức là một việc làm tiện lợi.

xôiChỉ cần ghé qua một quán xôi lề đường thế này … - Ảnh: Sưu tầm

xôi… Là bạn đã có ngay một hộp xôi ngon cho một buổi sáng đầy năng lượng - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

Mời các bạn xem tiếp: Nắm xôi truyền thống Việt Nam trong thời hiện đại - Phần 2

Nguyễn Mạnh Huy - Mytour.vn

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/nam-xoi-a50913.html