Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

- Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ các bộ phận sau:

+ Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.

+ Tim: là một bơm hút và đầy máu chảy trong hệ thống mạch máu.

+ Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

- Chức năng của hệ tuần hoàn là: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

Hệ tuần hoàn ở động vật bao gồm các dạng sau:

1.2.1. Hệ tuần hoàn hở

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

Hình 1. Hệ tuần hoàn hở

1.2.2. Hệ tuần hoàn kín

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

+ Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

Hệ tuần hoàn đơn ở Cá xương (a) và hệ tuần hoàn kép ở Thú (b)

Hình 2. Hệ tuần hoàn đơn ở Cá xương (a) và hệ tuần hoàn kép ở Thú (b)

1.3.1. Cấu tạo tim

Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.

Hình 3. Cấu tạo tìm người và Thú

1.3.2. Hoạt động của tim

- Tim có khả năng tự có nhịp đánh đều được gọi là tính tự động của tim.

- Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ, gồm hai pha: tâm thu và tâm trương. Mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

1.4.1. Cấu tạo của hệ mạch

- Các động mạch và tĩnh mạch từ lớn đến nhỏ đều được cấu tạo từ ba lớp. Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều từ chân về tim.

- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô.

Hình 4. Cấu tạo động mạch và tĩnh mạch

1.4.2. Hoạt động của hệ mạch

Hệ mạch hoạt động bao gồm các quá trình: Huyết áp, vận tốc máu, trao đổi chất ở mao mạch

Hoạt động tim mạch được điều hòa qua 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

Hình 5. Sơ đồ điều hoà thần kinh và thể dịch đối với tuần hoàn máu

1.6.1. Lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn

- Cơ tim phát triển, tăng thể tích tâm thu và giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi.

- Mạch máu bền hơn, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp và cung cấp O2.

- Người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.

1.6.2. Tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với tim mạch và sức khoẻ

- Làm tăng huyết áp, gây suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim và tổn thương mạch máu.

- Gây trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có.

1.6.3. Bệnh về hệ tuần hoàn

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có bệnh do di truyền, bẩm sinh và có bệnh do lối sống như bệnh xơ vữa mạch máu.

- Hệ tuần hoàn gồm các dạng: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).

- Tim co dãn tự động là do hệ dẫn truyền tim. Tìm co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ ba lớp: lớp tế bào biểu mô dẹt, lớp sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và lớp mô liên kết. Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt. Ở hệ tuần hoàn kín, trao đổi chất giữa máu và tế bào thực hiện qua dịch mô.

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch.

- Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.

- Hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Lạm dụng rượu, bia gây hậu quả xấu đối với hệ tim mạch và sức khoẻ.

- Thể dục, thể thao giúp hệ tuần hoàn khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/sinh-hoc-11-bai-10-a50391.html