Tác dụng của khoai môn là gì? Đối tượng không nên ăn khoai môn

Tác dụng của khoai môn được chứng minh và đánh giá cao cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Tuy nhiên khi dùng khoai môn vẫn cần lưu ý một số điều để tránh gây ngộ độc, tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của khoai môn

Trước khi đi sâu hơn để tìm hiểu các tác dụng của khoai môn, bạn cũng nên biết đến khoai môn có những chất dinh dưỡng gì. Khoai môn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng lớn, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe.

Từ lâu, khoai môn đã được đánh giá cao về thành phần chất xơ dồi dào, các carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, folate,... cần cho các hoạt động của cơ thể, điển hình như quá trình trao đổi chất.

Tác dụng của khoai môn là gì? Đối tượng không nên ăn khoai môn 1Khoai môn là thực phẩm rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B và vitamin C

Ngoài ra, trong khoai môn cũng có một lượng protein nhất định, tuy không quá cao nhưng đây cũng là nguồn đạm thực vật nên bổ sung để đa dạng dinh dưỡng hơn trong bữa ăn hàng ngày. Cụ thể giá trị dinh dưỡng có trong khoai môn gồm:

Tác dụng của khoai môn

Dựa trên thành phần dinh dưỡng có thể thấy, tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe và rất nhiều, điển hình có thể kể đến như:

Kích thích tiêu hóa: Theo nghiên cứu, khoai môn có thể kích thích tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn, điều mà rất ít các loại rau củ có thể làm được. Thành phần của khoai môn có đến 27% chất xơ cần cho cơ thể hàng ngày nên giúp tiêu hóa trơn tru, dễ dàng loại bỏ chất thải tiêu hóa.

Ngừa bệnh ung thư: Tác dụng của khoai môn rất tích cực trong việc ngăn ngừa nhiều chứng bệnh ung thư. Theo kết quả nghiên cứu, khoai môn chứa nhiều vitamin A, C và chất chống oxy hóa giúp ngăn cản sự tấn công của các gốc tự do - nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Ăn khoai môn thường xuyên có thể hỗ trợ đề phòng nhiều bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư phổi,...

Tác dụng của khoai môn là gì? Đối tượng không nên ăn khoai môn 2Tác dụng của khoai môn là giảm nguy cơ ung thư phổi

Phòng bệnh tiểu đường: Một trong những tác dụng của khoai môn rất được đón nhận, đó là giảm nguy cơ tiểu đường. Nhiều người nghĩ rằng ăn khoai môn có thể làm đường huyết tăng dẫn đến đái tháo đường nhưng thực tế, điều này chưa hẳn đã đúng. Chất xơ trong khoai môn giúp tiêu hóa chậm hơn, giải phóng lượng đường vào máu từ từ nên không làm đường huyết tăng quá cao - nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Tốt cho huyết áp và tim: Không chỉ đề phòng bệnh tật, tác dụng của khoai môn còn rất có lợi cho huyết áp và tim mạch đấy. Khoáng chất kali trong thành phần của khoai môn giúp cho mạch máu khỏe mạnh, khả năng giãn nở tốt hơn nên đề phòng tăng huyết áp.

Tốt cho xương: Tuy là rau củ nhưng khoai môn có chứa một lượng canxi nhất định, hỗ trợ tối ưu việc hình thành và phát triển xương. Sử dụng khoai môn thường xuyên giúp bạn bổ sung thêm canxi và ngừa bệnh loãng xương sau này.

Đối tượng nên hạn chế ăn khoai môn

Tuy rằng tác dụng của khoai môn rất tốt nhưng nếu dùng sai cách, sai đối tượng vẫn có thể dẫn đến tác dụng phụ, đặc biệt là người đang có bệnh lý. Sau đây là một số đối tượng không nên ăn khoai môn thường xuyên.

Người có đờm: Vì khoai môn có thành phần nhiều nước và tính chất đặc biệt nên khi ăn khoai môn có thể làm cơ thể sản sinh nhiều đờm hơn.

Người bị dị ứng khoai môn: Nếu bạn có tiền sử dị ứng các loại khoai khác như khoai sọ, khoai lang,... thì cần cảnh giác khi ăn khoai môn. Ngoài ra những người đang bị chàm, mề đay, hen suyễn,... cũng không nên thêm khoai môn vào chế độ ăn vì khoai môn có thể gây ngứa và kích thích triệu chứng mẩn ngứa, tấy đỏ,... khi bị dị ứng nặng hơn.

Người bệnh gout: Mặc dù tác dụng của khoai môn tốt và thành phần dinh dưỡng dồi dào nhưng người bị bệnh gout không nên ăn khoai môn vì nguy cơ gia tăng nồng độ axit uric - nguyên nhân gây bệnh gout.

Người bị tiểu đường: Bệnh này cần kiểm soát lượng carbohydrate nên nếu ăn quá nhiều khoai môn sẽ khiến đường trong máu mất kiểm soát dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Một số câu hỏi thường gặp về khoai môn

Tác dụng của khoai môn đa dạng và có ích cho sức khỏe nhưng với nhiều người, đây vẫn còn là thực phẩm cần đánh giá thêm. Một số câu hỏi về khoai môn phổ biến nhất gồm:

Bệnh nhân gout nên ăn khoai môn không? Câu trả lời là không vì nếu ăn khoai môn làm tăng axit uric trong máu có thể khiến bạn bị sưng đau, tấy đỏ và tái phát bệnh gout nặng nề.

Tác dụng của khoai môn là gì? Đối tượng không nên ăn khoai môn 3Người bị bệnh gout không nên ăn nhiều các món từ khoai môn

Ăn khoai môn có bị mụn không? Câu trả lời là không nhưng để tránh tối đa nguy cơ gây mụn do ăn khoai môn, bạn chỉ nên ăn khoai môn từ 1 - 2 bữa trong tuần và mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều.

Ăn khoai môn có giảm cân không? Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn xây dựng chế độ ăn uống như thế nào, ăn bao nhiêu khoai môn và cách ăn ra sao. Tuy nhiên ăn quá nhiều khoai môn cũng có thể gây tăng cân vì thành phần giàu carbohydrate.

Tóm lại, tác dụng của khoai môn đối với cơ thể rất nhiều là đa dạng. Để tận dụng được hết những lợi ích mà khoai môn đem lại, bạn nên lựa chọn cách chế biến đơn giản, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong khoai môn và không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Tác dụng của khoai sọ và những câu hỏi thường gặp

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/khoai-mon-a48906.html