Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì, ăn gì mau hồi phục?

Việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ bị thủy đậu nhanh khỏi hơn, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì? ăn gì mau hồi phục?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với sang thương da, niêm mạc của người bệnh.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thủy đậu ở trẻ là sốt và phát ban toàn thân. Tình trạng phát ban ngứa ở trẻ xuất hiện thành nhiều đợt với nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau gồm nổi sẩn, mụn nước, mụn mủ và đóng mày.

Ngoài ra, phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị thủy đậu thông qua các triệu chứng khác như mệt mỏi, nhức đầu, sốt, chảy nước mũi, đau họng, da nổi đỏ ở vùng đầu, mắt. (1)

Bệnh thủy đậu tiềm ẩn nhiều biến chứng nào?

Theo chia sẻ của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh thủy đậu có xu hướng diễn ra nghiêm trọng và có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao ở trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch suy giảm.

Biến chứng thủy đậu ở trẻ em thường gặp là viêm da bội nhiễm, nốt thủy đậu sưng mủ để lại sẹo lõm trên da sau khi khỏi bệnh, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, các nốt thủy đậu có thể bị hoại tử. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê,… thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. (2)

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai (nhất là trong khoảng tuần 13-20 của thai kỳ), bệnh thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi (dị dạng sọ, hội chứng đầu nhỏ, đa dị tật ở tim, đục thủy tinh thể, chi ngắn,…). Ở những ngày cuối của thai kỳ, nếu thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ tử vong ở những đứa trẻ này lên đến 30%.

Theo một thống kê của Cơ quan dịch vụ y tế Anh, biến chứng viêm não do thủy đậu có nguy cơ gây tử vong lên đến 5-20%. Trong trường hợp bệnh nhân may mắn được cứu sống, người bệnh phải đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng như bại não, nằm liệt giường,…

bệnh thủy đậu tiềm ẩn nhiều biến chứng nào
Bệnh thủy đậu ở trẻ khi không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Phần lớn các trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu có thể được chữa khỏi thông qua việc chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Vậy trẻ bị thủy đậu cần kiêng gì? Dưới đây là một số thực phẩm phụ huynh nên hạn chế cho trẻ dùng vì chúng có thể làm tăng kích ứng trên cơ thể, gây cản trở quá trình hồi phục da, kéo dài thời gian bệnh, tăng nguy cơ hình thành sẹo, gây biến chứng:

Bên cạnh việc kiêng cữ các loại thực phẩm ở trên, khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà, bố mẹ cũng nên lưu ý:

tuyệt đối không cho trẻ gãi ngứa ở các nốt thủy đậu
Bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ gãi ngứa ở các nốt thủy đậu khi mắc bệnh.

Trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Khi mắc bệnh, sức đề kháng và thể trạng sức khỏe của trẻ sẽ yếu hơn bình thường. Vì vậy, bên cạnh việc kiêng cữ, trẻ cần được ăn uống đủ chất. Vậy trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? Dưới đây là một số dưỡng chất, thực phẩm bố mẹ nên cho trẻ dùng khi trẻ bị thủy đậu:

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chú ý hạn chế cho trẻ các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, khiến tình trạng thủy đậu ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn như: thịt gà, đồ chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hải sản, nếp, chế phẩm từ sữa, hạt/trái cây sấy khô,…

Mẹo chăm sóc trẻ bị thủy đậu an toàn

Ngoài các vấn đề được nhắc đến ở trên, phụ huynh có thể thực hiện thêm một số mẹo chăm sóc trẻ bị thủy đậu an toàn, tại nhà dưới đây nhằm giúp bệnh nhanh khỏi, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng:

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Tiêm phòng đủ các mũi vắc xin thủy đậu theo khuyến cáo của Bộ Y tế là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này. Hiện nay, vắc xin thủy đậu có 3 loại, với liều lượng dùng khác nhau, gồm:

Hơn nữa, bố mẹ cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ như:

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì, ăn gì mau hồi phục?” luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Qua những chia sẻ trên, hy vọng quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu tại nhà. Đa số trẻ chỉ mắc bệnh duy nhất một lần trong đời, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ có thể tái nhiễm ở mức độ nguy hiểm hơn. Do đó, mặc dù đã từng được chữa khỏi thủy đậu hoàn toàn, bố mẹ vẫn nên thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/bi-thuy-dau-kieng-an-gi-a43825.html