Thế giới có bao nhiêu châu lục? Việt Nam nằm ở châu lục nào?

Thế giới có bao nhiêu châu lục? Và Việt Nam nằm ở châu lục nào?

Thế giới có bao nhiêu châu lục? Và Việt Nam nằm ở châu lục nào?(Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Thế giới có bao nhiêu châu lục?

Hiện nay thế giới có 6 châu lục gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương - Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương - Nam Đại Dương.

- Châu Á với 43.820.000 km2 là châu lục lớn nhất và đông dân nhất, 60% tổng dân số Trái đất sống ở đây. Châu Á được chia thành 6 khu vực: Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á và Tây Á.

- Châu Phi có diện tích 30.370.000 km2. Đây là lục địa nóng nhất và là nơi có sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích châu Phi. Châu Phi được chia thành 5 khu vực: Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi.

- Châu Mỹ được chia thành 2 khu vực: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ với diện tích 24.490.000 km2 và Nam Mỹ có diện tích 17.840.000 km2.

- Châu Âu rộng 10.180.000 km2. Đây là lục địa phát triển kinh tế nhất, với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất thế giới. Châu Âu được chia thành 4 khu vực: Bắc Âu, Đông Âu, Trung và Tây Âu và Nam Âu

- Châu Đại Dương có 9.008.500 km2. Đây là lục địa ít dân cư nhất ngoại trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% tổng dân số Trái đất sống ở đây.

- Châu Nam Cực với 13.720.000 km2 là lục địa lạnh nhất thế giới, bị băng bao phủ hoàn toàn. Không có cư dân nào ở đây ngoại trừ các nhà khoa học sống tại các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. Băng ở Nam Cực cao 2.835 mét (9.306 ft) và ước tính dày khoảng 2.700 mét (9.000 ft), cách biển gần nhất tại McMurdo Sound khoảng 1.300 km (800 dặm).

Việt Nam nằm ở châu lục nào?

Việt Nam nằm ở Châu Á, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Do nằm gần xích đạo nên Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Vùng đất liền, vùng biển, hải đảo của Việt Nam

Điều 1 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 4510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 thì nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.

Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trung bình cứ khoảng 100km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1 km bờ biển). Nơi gần biển nhất ở nước ta (Quảng Bình) chỉ cách biển khoảng 50km, nơi xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng 500 km. Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng.

(Nguồn Tổng hợp)

Đoàn Đức Tài

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/ke-ten-cac-chau-luc-tren-the-gioi-a25133.html