Hội miếu Ông Địa – Lễ hội độc đáo của người dân đồng bằng Nam Bộ

Hội miếu Ông Địa là một lễ hội văn hoá độc đáo của người dân Việt Nam nói chung và đồng bằng Nam Bộ nói riêng. Hàng năm, cứ đến ngày 2/2 âm lịch là quan khách từ khắp mọi nơi lại tập trung về thành phố Hồ Chí Minh để tham gia lễ hội.

Miếu Ông Địa là gì?

Miếu Ông Địa là nơi thờ thần Thổ Địa, vị thần chịu trách nhiệm cai quản và bảo vệ đất đai, giữ cho dân an vật thịnh. Miếu Ông Địa được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 19, nơi đây từng được vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Bắt nguồn từ phong tục thờ cúng thần Thổ Địa người dân Việt Nam, hàng năm, người dân sẽ chọn ngày vía Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần, tức ngày 2/2 âm lịch, để tổ chức lễ hội miếu Ông Địa.

hội miếu ông địa
hội miếu ông địa

Điểm khác biệt giữa miếu thờ Ông Địa và bàn thờ Ông Địa

Lập miếu thờ Thổ Địa là một trong những nét nổi bật trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Từ xưa đến nay, miếu luôn được coi là một dạng di tích văn hoá có lịch sử lâu đời. Thông thường, mỗi ngôi miếu sẽ thờ cúng một vị thần nhất định. Trong đó, miếu Thổ Địa cũng không ngoại lệ. Mỗi năm, vào ngày cúng vía, miếu sẽ được trùng tu, lau dọn kỹ lưỡng hơn để khách thập phương có thể đến hành hương, chiêm ngưỡng và cầu nguyện.

Miếu Ông Địa có địa chỉ tại 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Khác với miếu Ông Địa, bàn thờ Ông Địa được đặt trong gia đình nên có kích thước nhỏ hơn. Vật liệu làm bàn thờ thường là gỗ, bên trong có đặt tượng thờ của hai vị thần là Ông Địa và Ông Thần Tài. Hai vị thần này thường đi chung với nhau nhằm cai quản chuyện tài vật và đất đai trong gia đình. Khi sắp xếp, gia chủ cần lưu ý đặt tượng Ông Địa ở bên phải, Ông Thần Tài ở bên trái.

Tổng quan về hội miếu Ông Địa

Hội miếu Ông Địa được coi là một trong những lễ hội miếu tiêu biểu, có quy mô lớn và ý nghĩa nhất tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành Nam Bộ khác. Trong khuôn khổ lễ hội quy tụ nhiều nghi thức văn hoá, tín ngưỡng độc đáo. Mở màn sẽ là nghi thức “Gióng trống khai tràng” để thông báo khách quan vào lễ. Kế tiếp là điệu hát bóng rỗi “Mời trầu” để thỉnh Thần về dự lễ. Và không thể thiếu vở kịch tuồng “Địa Nàng” với nhân vật chính là Ông Địa và Nàng tiên. Nội dung vở kịch phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội xưa cũ.

Kết thúc vở kịch, những người nghệ nhân dân gian sẽ biểu diễn màn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi. Cuối chương trình là nghi thức phát lộc cho khách quan tham gia.

lễ hội miếu ông địa
lễ hội miếu ông địa

Ý nghĩa của hội miếu Ông Địa

Trong quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, tôn thờ thần Thổ Địa cũng đồng nghĩa với việc tôn thờ Thành Hoàng và các vị thần khác. Vậy nên, việc thờ cúng Thổ Địa là một điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Lễ hội miếu Ông Địa được tổ chức hàng năm cũng mang ý nghĩa tôn vinh vị thần Ông Địa và các vị thần dân gian khác. Từ đó, góp phần phát huy và truyền tải những giá trị nhân văn, tốt đẹp của lễ hội miếu Ông Địa đến với các thế hệ nối tiếp.

lễ hội miếu ông địa

Thời gian và địa điểm tổ chức hội miếu Ông Địa

Hàng năm, hội miếu Thổ Địa sẽ được tổ chức vào ngày 2/2 âm lịch. Lễ hội thường được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau trên cả nước, chủ yếu ở vùng Nam Bộ và nổi tiếng nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Quan khách muốn tham gia hãy đến địa chỉ: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Hội miếu Ông Địa. Nếu muốn tìm hiểu thêm bất cứ thông tin nào về phong thuỷ, thờ thần trong gia đình, bạn đừng quên theo dõi thêm các bài viết tiếp theo của đồ thờ Hoa An nhé!

Xem thêm: Cách bài trí bàn thờ Thần Tài Ông Địa đẹp nhất

Sản phẩm liên quan

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/hoi-mieu-ong-dia-a23666.html