Ưu điểm và nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Hiện nay nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành quản trị kinh doanh đang ở một mức độ tăng cao cả về số lượng và về chất lượng. Đây cũng là ngành được đông đảo các bạn trẻ dự định đăng ký xét tuyển trong kỳ thi sắp tới. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc ưu nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh là gì hoặc là “ngành Quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?” chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Chức năng của Quản trị kinh doanh là gì?

Để hiểu được ưu - nhược điểm của bất kỳ điều gì, bạn phải nắm rõ thực chất hay bản chất của nó. Thực chất của Quản trị kinh doanh là việc xây dựng chiến lược, quản lý, tổ chức, giám sát, điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp, phòng ban, dự án, tổ chức hoặc một đội nhóm kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc được giao từ ban lãnh đạo. Thực chất của hoạt động quản trị kinh doanh đó là quản trị các hoạt động của con người, kết hợp nỗ lực của con người với các yếu tố có liên quan tới quá trình sản xuất, nhằm đạt được những mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người.

2. Những ưu điểm của ngành Quản trị kinh doanh

Có cơ hội việc làm cao

Sự đa dạng về các lĩnh vực thuộc ngành Quản trị kinh doanh mang lại hàng loạt cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sinh viên có Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh sẽ phù hợp làm việc trong lĩnh vực kế toán, nhân sự, dịch vụ khách hàng, bán hàng, quản lý, và thậm chí cả hệ thống kinh doanh…Với sự linh hoạt và tính ứng dụng cao, ngành học này mang đến một cơ hội rộng mở cho thị trường lao động hiện nay.

Có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt có thể sẽ giúp bạn tích lũy được những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để quản lý công việc kinh doanh của chính mình. Mọi tổ chức, bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đều dựa vào nguyên tắc quản trị kinh doanh để duy trì và phát triển.

loi-khuyen-cho-sinh-vien-nganh-quan-tri-kinh-doan

Sinh viên quản trị kinh doanh có thể bắt đầu kinh doanh riêng dễ dàng hơn

Chính vì thế, những cá nhân có nền tảng Quản trị kinh doanh vững chắc không chỉ sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh riêng, mà còn có nhiều khả năng tiến xa hơn trong nhiều vị trí công việc khác mà họ lựa chọn. Nếu có ước mơ làm chủ, hãy tự tin vào bản thân - bạn có thể làm cho điều này xảy ra.

Mở rộng nhiều mối quan hệ

Xã hội hiện tại ngày nay, mối quan hệ là điều kiện cần thiết để tạo nên sự thành công. Học ngành Quản trị kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội tốt để gặp gỡ nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có chung niềm đam mê. Đặc biệt họ có thể là người thầy sẵn sàng soi đường chỉ lối cho bạn đến thành công trong sự nghiệp.

3. Nhược điểm ngành quản trị kinh doanh

Bắt buộc người học phải chăm chỉ, thực hành bài học

Trong quá trình học trên trường có thể phải tiếp thu nhiều kiến thức mới và không đủ thời gian để học. Bắt buộc người học phải trên tinh thần chăm chỉ và rèn luyện không những lý thuyết mà ngay cả thực hành để không xảy ra tình trạng “hỏng” kiến thức.

Bắt buộc chịu đựng được áp lực cao

Chịu được áp lực là lý do được ưu tiên hàng đầu nếu bạn quyết định học ngành này. Nếu bạn không có khao khát mãnh liệt, đam mê chinh phục hay bạn nghĩ rằng nó nhàm chán so với các chuyên ngành khác thì ngành này sinh ra không dành cho bạn.

nganh-quan-tri-kinh-doanh-co-de-xin-viec-khong

Công việc ngành quản trị kinh doanh cần phải chịu áp lực cao

Yêu cầu người học phải chủ động xử lý tình huống

Vì ngành học đào tạo những người có khả năng làm việc độc lập, quản lý cả một doanh nghiệp nên việc chủ động xử lý tình huống được yêu cầu cao đối với sinh viên khi theo học.

Có quá nhiều trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh

Ở nước ta, hầu hết các trường đại học, cao đẳng nào cũng có đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Học ngành này thì dễ nhưng để tạo nổi bật so với hàng trăm sinh viên khác cùng ngành là điều không dễ dàng. Nếu bản thân bạn không tạo nên được sự đặc biệt thì khả năng cạnh tranh khi xin việc sẽ không cao.

>>> Xem thêm: Ngành Quản trị kinh doanh nên học trường nào tốt nhất?

4. Học ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

4.1. Doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự Quản trị kinh doanh như thế nào ?

Để trả lời cho câu hỏi “Ngành Quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?” thì trước tiên, bạn phải biết được các doanh nghiệp đang thực sự cần gì ở một người nhân sự và sinh viên mới tốt nghiệp có thể đáp ứng được những gì cho họ.

Sau khi quan sát, không tính đến doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân hiện rất cần những nhân sự ở các ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Công nghệ thông tin. Họ cần những nhân sự làm được việc, có kinh nghiệm ở những ngành trên. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ không ưu tiên tuyển những nhân sự chưa có kinh nghiệm, bởi vì mất chi phí đào tạo lại và rủi ro lớn.

4.2. Học quản trị kinh doanh có dễ xin việc không ?

Rất nhiều sinh viên lo lắng về việc ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc hay không. Nếu bạn đã quyết định theo học ngành này thì có thể hoàn toàn yên tâm, vì nhu cầu việc làm ngành quản trị kinh doanh rất cao trong cả nước:

4.3. Lời khuyên dành cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

Hãy tìm một môi trường mà bạn được thực hành liên tục trong những năm học còn ngồi trên ghế nhà trường. Để ngay khi ra trường, bạn có thể bắt tay vào làm việc được ngay mà không phải đào tạo lại tại doanh nghiệp.

Trường Đại học Yersin Đà Lạt là cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên, đây là cơ sở uy tín bạn có thể theo học. Sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh tại trường được đi thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp, đối tác chiến lược của trường ngay từ năm nhất.

nganh-quan-tri-kinh-doanh-co-de-xin-viec-khong-1

Sinh viên ngành quản trị kinh doanh trường đại học Yersin Đà Lạt có cơ hội học tập thực chiến

Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án tại công ty. Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng truyền thông, kỹ năng mềm… đảm bảo có một hành trang tốt sau khi ra trường và có một công việc ổn định theo ngành nghề đã chọn.

Từ những thông tin phân tích về ưu và nhược điểm của ngành Quản trị kinh doanh, đồng thời trả lời câu hỏi: “Ngành Quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?” trong bài viết này, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội. Và quan trọng nhất là tìm được môi trường học đại học giúp bạn được thực hành liên tục trong thời gian để ngay khi ra trường sẽ có đủ kinh nghiệm - kỹ năng.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Yersin Đà Lạt:

>>> Có thể bạn quan tâm:

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/hoc-quan-tri-kinh-doanh-kho-xin-viec-a22994.html