Người xưa quan niệm rằng “Mùng năm, mười bốn, hăm ba - Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn”. Căn cứ vào đó thì vào ngày mùng 5 người Việt Nam không nên ra đường để tránh gặp điềm xui đầu năm.
Để minh chứng cho điều này, đã có người cho rằng những ngày Tết phụ tức là mùng 4, 5, 6 nghĩa là ngày “con nước” có nghĩa là triều cường. Đây là những ngày sinh ra các dòng hải lưu bất thường, khiến các thuyền bè tại vùng vịnh Bắc Bộ. Vì lý do này mà người xưa quan niệm đây là ngày đem đến những điều xui xẻo, không may mắn cho những người đi xa.
Căn cứ vào góc độ khoa học, con người chúng ta sẽ bị tác động bởi lực tương hỗ với Mặt Trăng trong những ngày này. Nguồn năng lượng này có thể tác động đến con người khiến chúng ta mất tự chủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chúng ta có thể dễ mắc phải sai lầm khi hành động, tính toán. Thực tế có không ít nghiên cứu chứng minh rằng vào những ngày này thường xảy ra tai nạn hơn những ngày khác.
Theo sách lịch sử của Trung Quốc thì người ta quan niệm mùng 5 là ngày xui xẻo. Trong mỗi tháng vào ngày mùng 5, 14, 23 được gọi là “ngày nguyệt kị”. Đó là các ngày ở Trung cung ( ngôi Trung ương ở Hà Đồ” trong khi đó Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung nghĩa là số 9 nữa thì 14 cũng nhập vào Trung cung rồi đem cộng với 9 thì được 23 nhập Trung cung nữa. Như vậy là các ngày này đều nhập Trung cung.
Bên cạnh đó, ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương tức trung cung mà Thái Tuế (ngôi vua) chồng lên ngôi Huỳnh sát đồng nghĩa với việc kẻ dưới phải tránh người trên. Trong trường hợp mà không tránh sẽ phạm phải bề trên dẫn đến gặp hung lai.
Cách giải thích khác nữa là dựa theo tư liệu được ghi trên cuốn “Trâu kiết”. Theo đó, như lời kinh dạy trong những ngày kị đã được vua bôi bỏ rồi nên không cần câu nệ. Ngược lại, trong sách “Hiệp kì” của nhà vua thì đây là giả thuyết có lí nên người dân vẫn cần để ý. Thực tế, đây không phải những ngày xấu mà chúng chỉ là ngày nhà vua đi tuần tra hoặc kinh lý khắp hoàng thành. Theo đó, nhà vua sẽ đi ba lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày.
Theo tục lệ cổ xưa của người Trung Quốc thì người dân không được nhìn vào mặt vua. Vì vậy, khi kiệu của vua đi đến địa phương nào người dân không được đi lại hoặc lén nhìn ngoài đường mà phải vào nhà, đóng cửa vào. Trường hợp vi phạm lệnh này sẽ chém đầu lập tức.Do đó theo như truyền miệng của dân gian thì bạn cần phải kiêng kị 3 ngày này nhằm tránh xui xẻo mà phải gánh lấy tai họa. Từ đó trở đi những ngày này trở thành ngày xấu phải kiêng kị mỗi khi làm việc gì quan trọng. Đây là phong tục mà Trung Quốc đã lan đến nước ta từ thời Bắc thuộc và lưu truyền cho đến ngày nay.
Trên đây là lời giải đáp mùng 5 Tết có nên xuất hành hay không mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/mung-5-co-nen-di-xa-khong-a22314.html