Cách làm gia phả dòng họ - phả đồ dòng họ

Cách làm gia phả dòng họ - phả đồ dòng họ

Ý nghĩa của gia phả dòng họ

Hay còn gọi là sơ đồ gia phả (cây phả hệ) dùng để ghi chép tên, họ, tuổi tác, ngày sinh, ngày mất, công trạng của cha mẹ, ông bà, tiên tổ của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả đã có từ rất lâu trong việc lưu trữ và ghi chép của dòng tộc qua các thời kỳ từ xưa đến nay việc lưu trữ ghi chép lại gia phả luôn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để con cháu lắm rõ nguồn cội được thể hiện rõ trong mỗi con người việt nam. Gia phả dòng họ thời xưa luôn được để tại một vị trí trang trọng trong nhà thờ họ để mỗi dịp họp mặt các con cháu luôn được nhắc nhở đến nguồn cội và không quên họ tộc.

Ngày nay việc lưu truyền gia phả dòng họ còn phổ biến hơn hết khi đất nước phát triển các đời trong tộc hệ đi xa xứ và lập nghiệp, tuy cây gia phả không còn được đầy đủ như trước nhưng ý thức ở mỗi con người luôn hướng về gia đình hướng về họ tộc luôn muốn gìn giữ cội nguồn thông qua gia phả để nhắc nhở con cháu sau này.

Cách làm gia phả (sơ đồ gia phả dòng họ). Gồm có 2 hình thức:

Ở bài này chúng tôi xin phép được hướng dẫn cách làm gia phả dòng họ hay còn gọi là phả đồ dòng họ dưới hình thức cây gia phả. Như hình ảnh dưới đây:

cách làm gia phả dòng họ - phả đồ dòng họ

Những lưu ý trong việc thực hiện gia phả:

Lựa chọn gốc cho gia phả:

Việc xác định gốc của gia phả cần được tổng hợp các thông tin từ các đời hay những từ những người đi trước. Theo quan niệm người xưa áp dụng theo hệ thống “Cửu Tộc” ở đây Cửu tộc không có nghĩa là chín họ mà là chín đời thân tộc huyết phục của một người, người lập gia phả có thể tự lấy mình làm mốc chuyển tiếp hay ranh giới cho thứ bậc trên (tổ tiên) và thức bậc dưới (con cháu).

Sơ đồ gia phả:

Cao Tổ - kỵ nội , Tằng tổ - cụ nội, Tổ - Ông nội , Khảo - cha, Kỷ thân - chính mình, Từ - con, Tôn - cháu, Tằng tôn - chắt, Huyền tôn - chút

Với cách ghi thứ bậc bằng “chức danh” như này, sau khi người lập gia phả qua đời, phả đồ truyền lại cho các con cháu việc bổ sung của các đời sau sẽ khó để hệ thống lại thứ tự và cách gọi. Vì vậy ngày nay khi làm gia phả dòng họ theo lối mới ta nên áp dụng những con số liên tiếp theo thứ tự như: Đời 1, Đời 2, Đời 3…về các đời sau thì cũng theo thứ tự để bổ sung tiếp.

Cách sắp xếp thứ tự 1 đời trong gia phả:

Viết theo từng nhánh bao gồm tên (vợ + chồng, hoặc tên cụ ông cụ bà kèm năm mất…) được sắp xếp theo hàng ngang và các chi thể hiện từ trái qua phải (cách viết này tương đối dễ hiểu và nhận biết thế thứ trong dòng họ.

Nối nhánh giữa các chi và các đời trong gia phả:

Thường khoảng cách giữa các chi được phân tách khoảng cách rõ ràng để dễ nhận biết. Đường nối cần rõ ràng chính vì thế phần nội dung có thể dễ sửa đổi nhưng nếu thiếu chi sẽ dẫn đến việc chia lại toàn bộ các khoảng cách trong thiết kế trong trường hợp thiếu nhiều cần thiết kế lại để chia khoảng cách phù hợp.

Một số mẫu gia phả dòng họ do chúng tôi thực hiện:

Gia phả họ Phạm

mẫu gia phả

Gia phả họ Đỗ

mẫu cây gia phả

Gia phả họ Khương

sơ đồ gia phả

Phả đồ Họ Lâm

thiết kế gia phả dòng họ

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế in gia phả chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng đem đến các sản phẩm chất lượng vận chuyển toàn quốc.

Mọi chi tiết tư vấn thiết kế in gia phả dòng họ liên hệ Hotline: 0833 757 929

Công ty TNHH M.A.P

Địa chỉ: 54D Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Tel: (+84) 0225.3 757 929 / (+84) 833 757 929

Email: thietkemap@gmail.com

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/thiet-ke-gia-pha-a22040.html