Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Sầu riêng có mùi hương đặc trưng, múi to, cơm vàng ăn thơm ngọt. Bao quanh quả sầu riêng là lớp vỏ cứng xù xì với những gai nhọn.
Thông thường khi ăn sầu riêng, chúng ta tách bỏ phần vỏ cứng để lấy múi cơm sầu bên trong. Lúc này vỏ sầu riêng thường bị vứt bỏ vì hình thức xấu xí, không còn gì hấp dẫn.
Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng vỏ quả sầu riêng cũng có những tác dụng riêng của nó. Vậy vỏ quả sầu riêng có tác dụng gì? Theo đông y, vỏ quả sầu riêng có vị hơi đắng, chát, tính ấm, công dụng tiêu thực, ích khí, làm ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận trường.
Còn theo nghiên cứu khoa học, vỏ quả sầu riêng chứa axit phenolic, phenolic glycoside, flavonoid, coumarin, tritepen, glycoside đơn giản, cellulose, chất béo, pectin... có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau.
Dựa trên đặc tính này, vỏ quả sầu riêng có thể được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, hỗ trợ điều trị chứng cảm sốt, viêm gan vàng da hay điều trị tiêu chảy.
Không chỉ dùng làm thuốc chữa bệnh, vỏ quả sầu riêng còn có thể dùng làm nguyên liệu cho món ăn. Cụ thể, vỏ quả sầu riêng có thể hầm với thịt sườn, xương heo tạo thành món ăn ngon có hương vị ngọt, bùi và rất đậm đà.
Nếu không muốn ăn canh, chúng ta có thể dùng vỏ quả sầu riêng xào với thịt gà để vừa làm tăng hương vị, vừa giúp tăng độ bùi của cả 2 nguyên liệu.
Ngoài ra, vỏ quả sầu riêng có thể tẩm bột chiên giòn tạo thành món ăn chơi. Món này sẽ vị béo ngậy, bùi bùi và rất giòn, thoang thoảng mùi sầu riêng đặc trưng.
Như vậy, vỏ quả sầu riêng có thể tận dụng để vừa làm thuốc, vừa làm nguyên liệu chế biến món ăn. Tuy nhiên, do đặc trưng vỏ sầu riêng rất cứng, có nhiều gai nhọn và có thể phải tiếp xúc với các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi chế biến vỏ sầu riêng bạn cần đặc biệt chú ý.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/vo-sau-rieng-a21961.html