Cá basa là thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích bởi độ tươi ngon, ngọt thịt. Việc tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng cá basa sẽ giúp bạn tận dụng hết lợi ích, giá trị dinh dưỡng tốt của loại cá này.
Cá basa là một loại cá thịt trắng, khi nấu chín có thớ thịt trắng, săn chắc và thơm ngon nên nhận được nhiều sự yêu thích từ mọi người. Tại Ấn Độ, cá basa còn có mặt trong nhiều món ăn truyền thống với hương vị và ý nghĩa đặc biệt. Hiện nay, có nhiều nước nhập khẩu cá basa để dùng thay thế cho cá tuyết bởi 2 loại cá này có đặc điểm và mùi vị, kết cấu khá tương đồng.
Thành phần dinh dưỡng cá basa được phân tích dựa trên 126g cá basa chưa nấu chín, thu được kết quả về giá trị dinh dưỡng như sau:
Như vậy có thể thấy, thành phần dinh dưỡng cá basa khá ổn với số calo thấp nhưng lại giàu protein và các axit béo tự nhiên, đây cũng là yếu tố khiến cá basa được ưu ái dùng trong chế độ ăn kiêng, giảm cân và giữ dáng. Thành phần dinh dưỡng cá basa có khoảng 5g chất béo không bão hòa, loại chất béo tốt này đa phần là omega 3, một trong những axit béo quan trọng với não bộ và sự phát triển của cơ thể.
Đảm bảo ăn đủ lượng omega 3 theo khuyến cáo sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong việc hỗ trợ hoạt động của não bộ và hệ thần kinh, giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh, suy nhược thần kinh,... và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là omega 3 trong cá basa vẫn thấp hơn nhiều so với các loại cá béo như cá thu, cá hồi,...
Dựa trên thành phần dinh dưỡng cá basa có thể thấy, đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Theo các nghiên cứu về cá basa và thành phần dinh dưỡng cá basa cho biết, nếu ăn 2 - 3 bữa cá basa mỗi tuần, bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích như:
Hỗ trợ quá trình giảm cân: Không phải tự nhiên mà cá basa lại có mặt trong nhiều thực đơn ăn kiêng, giảm cân, tất cả là nhờ thành phần dinh dưỡng cao và ít calo của loại cá này. Trong 100g cá basa chỉ có khoảng 50 calo, thậm chí còn ít hơn một số loại thịt nên rất thích hợp để ăn kiêng.
Bổ sung protein: Thành phần dinh dưỡng cá basa nổi bật với hàm lượng protein cao. Chỉ với 126g cá basa có thể chứa đến hơn 22g protein, con số khá ấn tượng để giúp cơ thể tăng cường protein cho cơ bắp và các hoạt động khác.
Kéo dài tuổi thọ: Thật vậy, các nghiên cứu cho thấy người thường xuyên ăn nhiều cá hơn thịt, trong đó có cá basa có tuổi thọ cao hơn những trường hợp còn lại. Điều này đến từ việc cá basa có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sức khỏe, giảm mệt mỏi, stress, căng thẳng, bảo vệ sức khỏe tim mạch,...
Chứa ít carbohydrate: Thành phần dinh dưỡng cá basa rất ít carbohydrate nên là thực phẩm thích hợp với chế độ ăn keto hạn chế tinh bột hoặc chế độ ăn dần loại bỏ carb ra khỏi chế độ ăn.
Cải thiện xương: Các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng cá basa cho thấy, da cá basa là một cách bổ sung dồi dào vitamin D cho cơ thể, đây cũng là loại vitamin cực quan trọng đối với việc hấp thụ và phát huy hết tác dụng của canxi với sức khỏe. Ăn cá basa thường xuyên là một cách để đề phòng bệnh còi xương, loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu vitamin D.
Bổ sung thêm khoáng chất: Lợi ích của cá basa không thể nào không kể đến khả năng tăng cường chất khoáng cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất như kali, kẽm,... Những chất khoáng này hỗ trợ bảo vệ tế bào thành mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,...
Ngoài thắc mắc về thành phần dinh dưỡng cá basa, nhiều người không khỏi phân vân liệu ăn cá basa có tăng cân không, chỉ số calo trong cá basa là bao nhiêu. Theo báo cáo về phân tích giá trị dinh dưỡng của cá basa cho thấy, 100g cá basa chỉ có khoảng 50 calo, con số khá thấp và là chỉ số calo an toàn cho chế độ ăn kiêng, giảm cân.
Ăn cá basa có gây tăng cân không? Câu trả lời là không. Nếu bạn đảm bảo ăn 2 - 3 bữa cá basa trong tuần và cách chế biến đơn giản, hạn chế dầu mỡ sẽ không làm bạn bị béo lên, thậm chí còn hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả nữa đấy. Đây là thực phẩm rất được ưu tiên trong nhiều chế độ ăn kiêng, kể cả các chế độ khá nghiêm ngặt như keto cũng có thể bổ sung thêm cá basa.
Mỗi bữa ăn cá basa bạn nên ăn từ 100 - 200g cá basa để đầy đủ protein, chất khoáng và năng lượng cho cơ thể. Cách ăn cá basa không béo là bạn nên chọn cách hấp, nướng, áp chảo,... và ăn kèm với nhiều rau xanh.
Mặc dù thành phần dinh dưỡng của cá basa khá tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách hoặc ăn phải loại cá basa kém chất lượng, cơ thể có nguy cơ gặp rủi ro do nhiễm độc kim loại nặng. Nguy cơ có hại từ cá basa hầu hết đến từ các nguyên nhân như môi trường nuôi cá và thức ăn của cá.
Theo đó, những loại cá basa được nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo, ăn tạp và có chất độc thủy ngân, hạt vi nhựa từ rác thải,... chính là tác nhân khiến việc ăn cá basa có thể gây bệnh nguy hiểm đối với cơ thể.
Ngoài ra, môi trường nuôi có có các chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học, nước thải,... gây dư lượng kim loại nặng và gây nhiều tác hại khôn lường khi ăn trong thời gian dài. Bạn nên chọn mua cá basa từ nơi uy tín, tốt nhất nên ăn cá basa được làm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế mua cá basa ở nơi kém đảm bảo, cá không còn tươi.
Nhìn chung, thành phần dinh dưỡng cá basa được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao bởi nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Cá basa có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, bạn nên ăn cả phần da của cá basa sau khi rửa sạch để bổ sung thêm vitamin D.
Xem thêm:
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/ca-ba-sa-bao-nhieu-calo-a21837.html