Đã là Đầu bếp bánh chuyên nghiệp, chắc chắn bạn phải biết Buckwheat là gì cũng như công dụng của loại hạt này. Bài viết dưới đây của Chefjob.vn sẽ giúp những ai đang làm việc trong môi trường Bếp Bánh khám phá một số bí mật về hạt Buckwheat. Hãy nhanh chóng ghi chú lại thông tin bổ ích này nhé.
Buckwheat - Hạt kiều mạch giàu dinh dưỡng
Buckwheat chính là hạt kiều mạch, còn có tên gọi khác là “bột kiều mạch”, “kiều mạch”, “tam giác mạch”. Sản phẩm này thu được từ cây kiều mạch, được các Đầu bếp (đặc biệt là Đầu bếp bánh) sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn hay làm bánh. Cây kiều mạch được trồng ở khu vực phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội… Chúng phát triển ở vùng đất cằn cỗi, thuộc họ rau răm, có hoa.
Buckwheat nổi tiếng với thành phần dinh dưỡng dồi dào, trong đó Carbohydrates là thành phần chính quan trọng nhất. Ngoài ra, trong Buckwheat còn chứa chất chống oxy hóa, nhiều khoáng chất, protein (chiếm khoảng 3,4%). Buckwheat có lúc còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn một số loại ngũ cốc khác như lúa mì, gạo, ngô… Hạt kiều mạch chứa một lượng lớn chất xơ, tuy nhiên chúng lại không giàu vitamin. Magie, sắt, đồng, mangan, photpho, quercetin, rutin, D-Chiro-inositol… là một số chất dinh dưỡng điển hình khác của Buckwheat.
Giàu vitamin và khoáng chất: Buckwheat là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời cùng một số loại khoáng chất khác như kẽm, magie, sắt, folate.
Không gây dị ứng: Vì không chứa gluten nên người mắc bệnh đường ruột hoặc nhạy cảm với gluten có thể dụng Buckwheat thay thế cho yến mạch, lúa mì, lúa mạch…
Buckwheat có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng như: Soup, cháo, bánh xèo kiểu Nga, xào với rau củ… Ngoài ra, loại hạt này còn có thể xay ra để làm bánh hoặc sữa, rất thích hợp với người ăn chay, người đang ăn kiêng để giảm cân và người theo chế độ ăn thực dưỡng.
Hiện nay, khá nhiều người nhầm lẫn giữa yến mạch và kiều mạch, tuy nhiên hai loại thực phẩm này hoàn toàn khác biệt. Yến mạch được trồng ở khu vực có khí hậu ôn đới, thu hoạch bằng cách lấy hạt, chế biến thành dạng bột màu trắng ngà. Tinh bột và chất xơ là thành phần dinh dưỡng chính của bột yến mạch.
Trong khi đó, mặc dù thuộc nhóm ngũ cốc nhưng kiều mạch lại không phải loại cây cỏ. Hạt sau khi thu hoạch được chế biến thành các hạt không đều, có màu nâu. Việc phân biệt rõ ràng hai loại hạt này giúp Đầu bếp có cách chế biến chính xác, đồng thời người ăn cũng đạt được giá trị dinh dưỡng cần thiết.
Một loại bánh làm từ hạt kiều mạch
Hiện nay, bạn có thể tìm mua Buckwheat ở hầu hết hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh trên toàn quốc.
Hy vọng với thông tin vừa rồi, bạn đã hiểu Buckwheat là gì và sẽ có cách chế biến Buckwheat để tạo nên những món ăn hấp dẫn nhất. Để hiểu hơn về một số nguyên liệu làm bánh khác, đừng quên theo dõi các bài viết tại Chefjob.vn nhé.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/buckwheat-la-gi-a21816.html