Giai đoạn chuyển dạ diễn ra một cách tự nhiên, nhưng trong một số trường hợp mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ mặc dù đã gần đến ngày dự sinh. Xoa bụng là phương pháp được đa số mẹ bầu áp dụng để kích thích chuyển dạ, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xoa bụng kích thích chuyển dạ và cung cấp thêm cho bạn một số lưu ý cũng như những trường hợp không nên xoa bụng bầu.
Chuyển dạ là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể ở những tháng cuối thai kỳ, thời gian diễn ra khoảng từ giữa tuần thứ 37 đến 42. Dấu hiệu nổi bật của quá trình chuyển dạ là sự xuất hiện các cơn gò tử cung, vùng bụng của mẹ sẽ dần cứng hơn, cổ tử cung sẽ từ từ mở rộng.
Khi cơn đau tăng dần, các cơn co thắt diễn ra đều đặn, tử cung trở nên mềm mại hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi quay đầu và di chuyển xuống khung chậu của mẹ. Khi cổ tử cung đã giãn ra đủ 10 cm, dưới tác dụng của lực rặn từ mẹ, thai nhi sẽ dần trượt qua khung chậu của mẹ và kết quả là thai nhi được đẩy ra ngoài.
Chuyển dạ được chia thành các loại:
Hầu hết các mẹ đều mong chuyển dạ tự nhiên để có thể sinh thường, đảm bảo sức khỏe cho bé. Phương pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng đó là xoa bụng để kích thích chuyển dạ. Hoạt động này có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ, rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm bớt đau đớn cho sản phụ.
Thai phụ chỉ nên xem xét cách kích thích chuyển dạ tự nhiên khi đã mang thai từ 37 tuần trở lên, em bé của bạn đang chúi đầu xuống, bạn khỏe mạnh, không có bất kỳ vấn đề khác về sức khoẻ và nhận được sự chấp thuận từ bác sĩ.
Các bước xoa bụng bầu kích thích chuyển dạ:
Một số điều cần lưu ý khi xoa bụng kích thích chuyển dạ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:
Xoa bụng bầu có thể mang lại nhiều hiệu quả trong việc kích chuyển dạ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện hành động này. Dưới đây là một số trường hợp không nên xoa bụng bầu để kích thích chuyển dạ tại nhà:
Các thai phụ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ hay đang có các triệu chứng sưng, đau, viêm nhiễm ở vùng chậu hoặc cơ tử cung vì nó có thể làm tăng vùng bị viêm nhiễm.
Mẹ bầu bị nhau tiền đạo: Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám vào mặt trước hoặc sau của tử cung như bình thường. Thay vào đó, bánh nhau lại bị bám vào dưới đáy tử cung và che mất toàn bộ hoặc một phần tử cung khiến cho tử cung của mẹ bầu mở không đủ, thai nhi không thể quay đầu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ để sinh thường. Trong trường hợp này, xoa bụng bầu là điều cấm kỵ tuyệt đối.
Trẻ sinh non bị ảnh hưởng nhiều đến thể chất và trí tuệ. Khi có dấu hiệu của sinh non, mẹ bầu không nên thực hiện thao tác này bởi nó có thể sẽ dẫn tới việc kích thích tử cung và gây ra sinh non. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi điều độ, vận động nhẹ nhàng cũng góp phần hạn chế việc bị sinh non ở mẹ bầu.
Mẹ có thể cảm nhận được những cử động của thai nhi ở những tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thấy thai nhi cử động nhiều bất thường thì tuyệt đối không xoa bụng và thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Ngoài xoa bụng bầu, có nhiều các cách kích thích chuyển dạ khác. Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách khác giúp kích thích chuyển dạ tại nhà:
Cách xoa bụng kích thích chuyển dạ tự nhiên là một trong những phương pháp dễ thực hiện giúp mẹ bầu có thể “vượt cạn” dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, không phải mẹ bầu nào cũng có thể thực hiện xoa bụng bầu, Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng cách xoa bụng bầu kích thích chuyển dạ, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Link nội dung: https://vosc.edu.vn/cach-xoa-bung-kich-thich-chuyen-da-a21500.html