Những điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin 6 in 1

1. Lịch tiêm ngừa vắc xin 6 trong 1

Nên tiêm vắc xin cho bé theo lịch chủng ngừa hoặc chỉ định của Bác sĩ để tạo hệ miễn dịch chủ động cho bé sớm nhất.

Vắc xin 6 trong 1 được tiêm cho trẻ khi bé được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi. Tiêm tối thiểu 3 lần, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại vào lúc bé 18 tháng tuổi.

Mũi thứ 5 được tiêm khi bé 4 - 5 tuổi để tăng cường miễn dịch, ngăn chặn tất cả các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Tiêm vắc xin 6 in 1 có an toàn cho trẻ không? Tiêm vacxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại vacxin nào dù tốt như 6 trong 1 cũng sẽ có thể có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, nếu không nhận được miễn dịch sẽ rất dễ bị vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công. Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất giúp con trẻ có hệ miễn dịch để sẵn sàng đương đầu và đẩy lùi những tác nhân gây bệnh. Đặc biệt ở những tháng đầu đời, mẹ cần tiêm đầy đủ cho bé các mũi vacxin để bảo vệ bé toàn diện và hiệu quả.

Trẻ có phản ứng gì sau khi tiêm vacxin 6 trong 1?

Phản ứng sau tiêm vacxin là chuyện mà bất kỳ người mẹ nào cũng quan tâm. Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên khi tiêm bất cứ loại vacxin nào cũng có thể gặp phản ứng phụ như sốt, sưng đau, quấy khóc… Trong đó, sốt sau tiêm là phản ứng rất bình thường của cơ thể cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin. Vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc con sốt hay hay không sốt sau chích ngừa không quyết định hiệu quả của vắc xin.

Vắc xin 6 in 1 có tại Bệnh viện đa khoa Quang Khởi

Tùy vào từng thể trạng khác nhau, mỗi bé sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, các bé sau khi tiêm mũi 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng về đều bị sốt nhẹ khoảng 38 - 38.5 độ kèm quấy khóc, ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày. Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Fine. Đây là thành phần ho gà loại toàn tế bào (nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ), được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ.

Vacxin 6 trong 1 cũng không ngoại lệ, tuy nhiên thành phần ho gà trong vacxin 6 trong 1 là thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn) nên ít gây phản ứng phụ sau tiêm. Vì ưu điểm vượt trội này nên trong những tháng gần đây vacxin 6 trong 1 được rất nhiều mẹ săn lùng và đăng ký đặt mua, chính vì thế tạo nên cơn sốt vacxin, nhiều nơi thuốc mới về 1-2 ngày đã hết.

Một điểm đáng lưu ý khi tiêm vacxin 6 trong 1 an toàn cho trẻ nhỏ, đó là mẹ nên tìm đến những trung tâm tiêm chủng uy tín, có nguồn vacxin đảm bảo và bé được khám sàng lọc trước tiêm. Trong một số trường hợp, bé sẽ không được tiêm phòng, như:

Vì thế trước khi tiêm, mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, có bị suy dinh dưỡng hay có bệnh mãn tính hay không, tiền sử bệnh tật, dị ứng…., để bác sĩ dễ theo dõi và đưa ra phác đồ tiêm phù hợp với trẻ.

Vắc xin 6 in 1

Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm?

Đối với trường hợp trẻ sốt sau khi chích ngừa, nếu sốt trên 38,5 độ thì phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kiểm tra chỗ tiêm xem có bị sưng, đỏ không. Nếu sốt quá cao, kéo dài hoặc vết chích bị sưng thì nên quay lại bệnh viện kiểm tra.

Vì sốt là một phản ứng thường gặp sau khi tiêm vacxin, nên thay vì sốt sắng lo lắng, mẹ nên theo dõi sát phản ứng của trẻ để có thể xử lý kịp thời, thêm vào đó hãy áp dụng một số cách đơn giản và hiệu quả để giúp con giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm:

Sau khi đi tiêm về, nhiều mẹ truyền tai nhau một số mẹo nhỏ dân gian có thể giúp con giảm đau và hạ sốt như đắp khoai tây, đắp chanh… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng thực hiệu quả của các phương pháp này, vì thế tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sỹ, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ đến Bệnh viện để kiểm tra. (Thông tin y khoa)

Link nội dung: https://vosc.edu.vn/mui-nhac-lai-6in1-a20433.html