“Học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc bắt đầu từ đâu?” là câu hỏi chung của nhiều thí sinh. Trước hết, người mất gốc không nên lập tức bắt tay vào luyện đề bởi độ khó sẽ khiến bạn bỏ cuộc ngay ở bước đầu. Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ trình độ của bản thân và có mục tiêu rõ ràng thì mới có thể bước đi đúng hướng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một “hướng đi” cho bạn trong việc học IELTS cho người mất gốc. Cùng FLYER tìm hiểu nhé!

1. Bước 1: Hiểu format đề và xác định mục tiêu

Học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc cần một “kim chỉ nam” để quá trình ôn luyện không bị chệch hướng. Sau đây là những câu hỏi về kỳ thi IELTS bạn cần trả lời trước khi bước vào ôn tập:
1.1. Cấu trúc đề thi là gì?
Đề thi IELTS gồm 4 phần Nghe - Nói - Đọc - Viết, diễn ra trong khoảng 2 tiếng 45 phút đến 3 tiếng. Cụ thể thời gian thi và số câu hỏi của từng phần được thể hiện trong bảng:

Xem thêm: IELTS là gì? “Tất tần tật” cập nhật MỚI NHẤT về kỳ thi IELTS
1.2. Module IELTS phù hợp với bản thân?
Kỳ thi IELTS gồm 2 module có cấu trúc đề giống nhau và chỉ khác về nội dung thi.
Phân biệt IELTS General và Academic:
1.3. Thi trên giấy hay trên máy?
Từ năm 2018, ban tổ chức ra mắt hình thức thi trên máy tính để hỗ trợ thêm nhiều thí sinh tiếp cận với IELTS. Dưới đây là một vài điểm khác biệt giữa hai hình thức thi này:
Xem thêm: Nên thi IELTS trên giấy hay máy tính? Cần lưu ý gì khi chọn hình thức thi?
1.4. Band điểm hướng tới là bao nhiêu?
Được cho là kỳ thi đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh tốt nhất hiện nay, mỗi band IELTS đều mang lại những lợi thế nhất định cho người học. Một số lợi thế đối với người Việt nếu có bằng IELTS từ 6.0 trở lên:
- Miễn học phần tiếng Anh Đại học
- Được xét tuyển thẳng vào nhiều trường Đại học top đầu
- Miễn thi đầu ra tiếng Anh Đại học
- Miễn thi THPT môn tiếng Anh
- Tăng cơ hội việc làm, nhận học bổng và định cư ở các quốc gia nói tiếng Anh
- Tiếp cận kiến thức mới từ tài liệu tiếng Anh.
Đối với người mất gốc, bạn nên chinh phục band từ thấp đến cao để tiếp thêm động lực trong quá trình học tập. Nếu đặt mục tiêu từ 0 lên 8.0 ngay từ đầu, khả năng bỏ cuộc là rất cao vì 8.0 thuộc trình độ tiếng Anh cao cấp và mất không dưới 1 năm ôn luyện.

Xem thêm: Thang điểm IELTS - Cách tính điểm IELTS chuẩn nhất hiện nay!
2. Bước 2: Hiểu rõ trình độ hiện tại

Đã mất gốc rồi thì làm gì có trình độ? Đây là nhận định chưa thực sự chính xác.
Người mất gốc vẫn có thể nói những câu đơn giản nhưng tỉ lệ sai nhiều và thiếu sự linh hoạt trong giao tiếp. Theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu, có 7 trình độ tiếng Anh từ Sơ cấp đến Cao cấp. Hình dưới đây thể hiện rõ band điểm IELTS tương ứng với cấp bậc nào:

Từ hình trên có thể thấy: người mất gốc nằm trong khoảng 2.0 - 3.0+, tương đương trình độ Pre A1 và A1. Nếu đạt band 4.0, người học sẵn sàng luyện thi IELTS. Band 4.0 chính là mục tiêu đầu tiên bạn cần chinh phục trong hành trình học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc.
Để kiểm tra trình độ hiện tại, bạn có thể đăng ký thi thử IELTS hoặc tham gia các bài test tại trung tâm uy tín. Gợi ý địa điểm và nền tảng đăng ký thi thử IELTS:
- IDP IELTS
- British Council
- IELTS Online Test

3. Bước 3: Xác định thời gian học tiếng Anh IELTS

Theo báo cáo nghiên cứu IELTS, thời gian trung bình để tăng 0.5 band là 3 tháng (thông tin từ Cambridge). Trong điều kiện học tập lý tưởng, tốc độ học sẽ được cải thiện và thời gian cũng được rút ngắn. Chẳng hạn, trong những người tham gia nghiên cứu, một số học sinh tăng 1 band trong vòng 3 tháng thay vì 0.5 band.
Như vậy, thời gian học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực ngôn ngữ tự nhiên, động lực, độ tuổi, trình độ hiện tại… và hoàn toàn không có thời gian chính xác. Trừ trường hợp bất khả kháng, FLYER không khuyến khích người mất gốc học tiếng Anh IELTS cấp tốc.
Ví dụ:
- Đạt IELTS từ 0 lên 6.0 trong 3 tháng (X)
Tham khảo các khóa học tiếng Anh cho người mất gốc ở Việt Nam, thời gian dành riêng cho việc lấy lại gốc tiếng Anh trung bình là 1 tháng.
Xem thêm: Học IELTS mất bao lâu thì mang lại kết quả như ý? 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm?
4. Bước 4: Xây dựng gốc tiếng Anh

Để quá trình xây dựng gốc tiếng Anh nhẹ nhàng và hiệu quả, người học nên dựa vào kết quả của bài test trình độ và xác định bản thân đang yếu phần nào nhất rồi bắt đầu từ đó. Mặt khác, bạn có thể tham khảo thứ tự học FLYER gợi ý:
Phát âm -> Từ vựng -> Luyện nghe -> Ngữ pháp
4.1. Phát âm
Muốn học tốt từ vựng, bạn cần biết cách phát âm từ chuẩn. Nắm vững những nội dung sau sẽ giúp bạn làm được điều đó:
- Cách đọc bảng phiên âm quốc tế IPA với 8 nguyên âm và 19 phụ âm (lưu ý vị trí răng - môi - lưỡi).
- Nhận biết sự khác biệt giữa những cặp từ dễ nhầm lẫn cách đọc.
Ví dụ:
- Hiểu về âm tiết và cách nhấn trọng âm từ
Sách gợi ý: Tự học phát âm tiếng Anh
4.2. Từ vựng
Người mất gốc nên học từ vựng tiếng theo các chủ đề gần gũi, đơn giản để có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Gợi ý chủ đề từ vựng học tiếng Anh cho người mất gốc:
Xem thêm: 500 từ vựng tiếng Anh thông dụng nhất
Để thực sự học sâu nhớ lâu một từ, bạn cần đưa từ đó vào thực tế bằng cách nhớ lại từ vựng tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi có thể.
Ví dụ:
- Khi nhìn thấy cái cây, hãy nhớ đến từ “tree” (cái cây).
- Khi uống nước, hãy nhớ từ “drink” (uống) hay “water” (nước).

Tips: Luôn “thủ” sẵn một cuốn từ điển mini hoặc tải ứng dụng từ điển Anh-Việt trên điện thoại để tra từ mới bất cứ lúc nào nhé.
Xem thêm: 20+ từ điển cho người học tiếng Anh online phân chia theo cấp độ
Sách gợi ý: Tự học 2000 từ vựng tiếng Anh
4.3. Ngữ pháp
Về cơ bản, ngữ pháp tiếng Anh có hơn 20 chủ điểm chính. Dù bạn đang ôn thi IELTS thì vẫn sẽ sử dụng nền tảng ngữ pháp này, chỉ khác là độ khó sẽ được tăng lên.
Những phần ngữ pháp đầu tiên bạn cần lưu ý:
- Thành phần của một câu tiếng Anh đơn giản
- Các loại từ tiếng Anh
- Cách đặt câu hỏi
Chủ điểm ngữ pháp cơ bản dành cho người mất gốc:
Sách gợi ý: Tự học Ngữ pháp tiếng Anh bằng Mindmap tập 1, tập 2
Xem thêm: Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản từ A - Z
4.4. Luyện nghe
Chỉ khi nghe tốt thì mới có thể nói tốt tiếng Anh. Người mất gốc nên luyện kỹ năng Nghe theo cấp độ từ dễ đến khó, tức là:
Nghe từ -> nghe câu -> nghe đoạn hội thoại -> nghe đoạn văn
Bên cạnh đó, sau khi đã làm quen với phần ngữ âm và luyện nghe các từ riêng lẻ, người học có thể thực hành phương pháp nghe - chép chính tả.
Các bước nghe - chép chính tả cho người mất gốc:
- Chọn video tiếng Anh dài từ 5 - 7 phút thuộc chủ đề bạn thích (có transcript)
- Đọc kỹ transcript tiếng Anh, tra từ mới (phiên âm - nghĩa - cách đọc)
- Nghe từng câu trong video, sau đó dừng lại và chép lại chính xác câu vừa nghe được
- Nghe lại toàn bộ video không nhìn transcript
- Chú ý cách người bản xứ nhấn trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu.
Lưu ý: Phương pháp nghe - chép chính tả chỉ phù hợp với người mất gốc và người có trình độ cơ bản (< 4.0).
Thực hành nghe chép chính tả qua video sau (transcript ở phần mô tả của video):
Nền tảng luyện nghe tiếng Anh cho người mất gốc học IELTS:
- Randall’s ESL Cyber Listening Lab
- DailyDictation
5. Bước 5: Tiếp cận IELTS

Khi đã đến bước 5, bạn cần chắc chắn trình độ tiếng Anh của mình đang ở mức độ tiền trung cấp (pre-intermediate), tương đương 4.0 IELTS.
Từ bước này trở đi, người học tiến vào quá trình luyện thi IELTS chuyên sâu.
5.1. Tiếp cận từ vựng và ngữ pháp IELTS
FLYER xin gợi nhắc lại: Đừng bắt tay vào luyện đề ngay bạn nhé! Khi đã xây được gốc tiếng Anh rồi thì đây là thời điểm thích hợp để bạn xây dựng “gốc IELTS”, bao gồm từ vựng và ngữ pháp thường gặp trong IELTS.
5.1.1. Từ vựng IELTS
Chủ đề từ vựng IELTS General Training và Academic khá tương đồng, phong phú và đa lĩnh vực. Mặt khác, từ vựng Academic mang tính học thuật và liên quan đến một phần nhỏ từ ngữ chuyên ngành, thường được sử dụng trong các văn bản viết như báo cáo, nghiên cứu, giáo trình, e-mail công việc.
Ví dụ: Từ vựng General và Academic tương ứng:
Lưu ý: Không phải toàn bộ từ vựng IELTS Academic đều là những từ chuyên ngành (Technical vocabulary).
Chủ đề từ vựng IELTS Listening - Speaking - Reading nên học:
Chủ đề từ vựng IELTS Writing nên học:
Nền tảng học các chủ đề từ vựng được liệt kê bên trên:
- EnglishCLUB.com
- Youtube Now English 24
- Langeek
2 phương pháp học từ vựng IELTS hiệu quả:

- Spaced repetition (Lặp lại ngắt quãng): Học một loạt từ mới, ôn tập cách ngày (2 ngày - 5 ngày - 1 tuần) cho tới khi nhớ hoàn toàn.
- Context-based learning (Học theo ngữ cảnh, hình ảnh, âm thanh): Đặt từ vựng vào bối cảnh cụ thể như câu ví dụ, đoạn hội thoại, câu chuyện, tình huống hoặc diễn giải bằng hình ảnh và âm thanh.
Sách gợi ý: Vocabulary for IELTS - Cambridge English
Xem thêm: 5000 từ vựng IELTS thông dụng theo chủ đề MỚI NHẤT (kèm file PDF)
5.1.2. Ngữ pháp IELTS
Chủ điểm ngữ pháp IELTS quan trọng nên tập trung ôn luyện:
Tips để bớt nản khi học ngữ pháp:
- Lấy ví dụ liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Nhớ cấu trúc “let + động từ nguyên thể” qua bài hát “Let it go” nổi tiếng trong phim Frozen hoặc nhớ cụm “proud + of” qua bài “Proud of you” của Fiona Fung.
- Học ví dụ để nhớ các cấu trúc. Bạn có thể tham khảo các ví dụ trong từ điển Cambridge.
- Học ngữ pháp xen kẽ với từ vựng và các kỹ năng khác.
- Tự giảng lại cho bản thân hoặc cho người khác ngữ pháp vừa học theo ngôn từ riêng.
Sách gợi ý: Grammar for IELTS - English Cambridge
Xem thêm: 5 chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong kỳ thi IELTS
5.2. Luyện tập các kỹ năng IELTS
Thí sinh ứng dụng những nội dung đã học vào việc nâng cao khả năng nghe - nói - đọc - viết. Ngoài ra, thí sinh sẽ tiếp cận với đề IELTS thông qua các dạng câu hỏi thường gặp trong từng phần thi kỹ năng.
5.2.1. Listening
4 phần thi Listening IELTS:
- Section 1: Đối thoại hàng ngày giữa 2 người
- Section 2: Độc thoại về 1 chủ đề hoặc cung cấp thông tin
- Section 3: Hội thoại 3 - 4 người về chủ đề mang tính học thuật
- Section 4: Độc thoại chủ đề mang tính học thuật
Dạng câu hỏi IELTS Listening thường gặp:
Ở trình độ này, bạn đã lấy lại gốc tiếng Anh và có kỹ năng nghe tiếng Anh nền tảng. Do đó, phương pháp nghe - chép chính tả đơn thuần không còn phù hợp ở bước này. Thay vào đó, bạn cần luyện phương pháp nghe mới, đó là nghe - hiểu nội dung.

Cách để nghe - hiểu nội dung:
- Chú ý các từ khóa và liên kết chúng lại để suy đoán nghĩa tổng thể
- Tập trung vào thành phần chính của câu thay vì các chi tiết dư thừa (Chủ ngữ, động từ, trạng ngữ)
Ví dụ:
Nghe câu sau:
Transcript:“The naughty children who extremely love eating ice cream and running around with strange toys, were gathering under a tree.”
Phân tích:Câu trên chỉ có 1 chủ ngữ: “The naughty children” và 1 vị ngữ: “were gathering under a tree”. Các thông tin còn lại không quá quan trọng.
Sách gợi ý: Listening for IELTS - Collins English
Xem thêm: Tổng hợp bài luyện nghe IELTS theo chủ đề mới nhất năm 2023
5.2.2. Speaking
3 phần thi Speaking IELTS:
- Part 1: Interview and introduce (Phỏng vấn và giới thiệu)
- Part 2: Cue card (Nói liên tục một chủ đề nhất định)
- Part 3: Discussion (Thảo luận sâu về chủ đề ở part 2)
Chủ đề Speaking IELTS có thể là bất cứ điều gì trong cuộc sống, từ cây cối cho đến con vật, từ tâm lý học cho đến nụ cười.
Hầu hết người mất gốc học đến kỹ năng Speaking đều chưa thể nói lưu loát, điều này rất bình thường và có thể cải thiện nhờ sự luyện tập.
Các bước luyện Speaking IELTS:
- Chọn 1 câu hỏi và cố gắng trả lời (không quan tâm đến các lỗi và độ trôi chảy)
- Đọc/ Xem câu trả lời của một người bản xứ
- Luyện đọc theo họ và trả lời lại theo ý mình
- Đưa ra nhiều cách trả lời khác nhau.
Trong quá trình luyện nói nhiều lần, bạn không chỉ rèn luyện được phản xạ mà còn nghĩ ra nhiều ý tưởng và các cụm từ vựng một cách bất ngờ.
Tips:
- Việc luyện Speaking sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi có người kèm cặp.
- Không có quan điểm “đúng” hay “sai” trong IELTS, bạn có thể tự do chia sẻ ý tưởng.
- Ở part 1, bạn có thể trả lời thành thật và không cần nghĩ quá nhiều đến việc “lý tưởng hóa” những gì mình nói.
- Không cố gắng “chêm” nhiều từ cao cấp vào bài nói, trừ khi bạn thực sự hiểu rõ cách dùng và ngữ cảnh sử dụng.
- Tập trung trả lời câu hỏi của giám khảo và không nói lan man.
Phần thi IELTS Speaking thực tế (band 7):
5.2.3. Reading
Ba kỹ năng Reading IELTS thí sinh cần luyện tập:
- Skimming (Lướt): Đọc nhanh bài văn để nắm chủ đề và ý tổng thể.
- Scanning (Quét): Đọc chi tiết quanh từ khóa để trả lời câu hỏi.
- Close reading (Đọc kỹ): Từ chủ đề và các chi tiết rút ra được quan điểm, ý đồ của tác giả.
Tìm hiểu kỹ năng Close Reading:
What Is Close Reading? - Language Skills 6th for Kids!
Các dạng câu hỏi Reading IELTS:
Tips:
- Làm bài từ dễ đến khó
- Đọc câu hỏi trước, bài văn sau
- Đọc kỹ yêu cầu đề bài
- Lưu ý đến các từ đồng nghĩa và cụm paraphrase của từ khóa
Nền tảng luyện đọc (no follow):
- BBC Learning English
- EnglishClub.com
Sách gợi ý: Reading for IELTS - Collins English
Xem thêm: 4 bước làm bài đọc tiếng Anh hiệu quả, tăng vọt điểm Reading
5.2.4. Writing
2 phần thi IELTS Writing:
- Part 1: Mô tả biểu đồ (150 từ)
- Part 2: Viết bài luận về chủ đề nhất định (250 từ)
Tips:

Nền tảng luyện IELTS Writing:
- Crack IELTS with Rob
- IELTSMaterial.com
- IELTS Jacky
Sách gợi ý: Barron’s Writing for the IELTS
6. Bước 6: Luyện đề IELTS

Bước 6 chỉ nên được thực hiện trước kỳ thi khoảng 1 tháng và ít nhất 3 lần. Riêng phần Speaking và Writing phải có người chấm thi và sửa lỗi. Đối với phần Listening và Reading, bạn cần nghiêm túc làm bài và bấm giờ theo quy định IELTS.
Bước này giúp bạn làm quen với áp lực thời gian cũng như xác định kỹ năng có điểm thấp nhất để kịp thời cải thiện.
Sách luyện đề IELTS (cần có ít nhất 1 quyển):
- Official IELTS Practice Materials 2
- Cambridge IELTS Authentic Examination Papers
7. 4 sai lầm khi học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc
Khi mới bắt đầu học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc, phần lớn người học thường đi theo bản năng và không có lộ trình phù hợp dẫn đến kết quả không như ý. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến:

- Không luyện phát âm: Do hệ quả của phương pháp dạy học lỗi thời, nhiều học sinh chưa thể thích nghi với việc thoải mái “nói và sai” trong lớp học dẫn đến tình trạng phát âm sai và không được sửa sai. Ngoài ra, trình độ của người dạy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phát âm của học viên.
- Học nhồi nhét: “mỗi ngày học 100 từ vựng”, “mỗi tháng học 1 cuốn sách IELTS”, “mỗi ngày làm 20 bài tập”,… tất cả những mục tiêu này đều là “nhồi nhét”. Những cách học này có thể phù hợp với một số người, nhưng không phải tất cả. Nếu bạn không thuộc nhóm đủ thời gian và năng lượng để học 100 từ vựng mỗi ngày, hãy giảm xuống 10 từ, 20 từ hoặc bất kỳ con số nào bạn cảm thấy hợp lý.
- “Tự học” quá nhiều: Tự học là một kỹ năng tốt nhưng không thật sự có lợi với người mất gốc học IELTS. Ngoại trừ những bài tập từ vựng, ngữ pháp, luyện nghe có đáp án sẵn, bạn không thể tự luyện viết và nói một mình mà thay vào đó cần có người kèm cặp, sửa lỗi và cùng nhau luyện tập. Bên cạnh đó, việc tự học IELTS cũng không phù hợp với người thiếu kỷ luật và ít động lực.
- Không xác định mục tiêu học IELTS: Nếu một người mất gốc không có mục tiêu để học IELTS thì không có lý do để ngồi vào bàn học. Do vậy, bạn cần đặt mục tiêu đủ lớn để làm đòn bẩy cho bản thân. Và mục tiêu này phải có khả năng đạt được. Ví dụ: “Đạt IELTS 8.0 trong vòng 8 tháng” dường như là một mục tiêu xa vời, nhưng nếu chia thành các mục tiêu nhỏ: “Đạt 4.0 trong 3 tháng đầu - Tăng 2 band trong 2 tháng tiếp theo - Tăng 2 band trong 3 tháng cuối cùng”, có vẻ khả thi hơn phải không?
8. Câu hỏi thường gặp về học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc
9. Tổng kết
Bài viết giải quyết câu hỏi “Học tiếng Anh IELTS cho người mất gốc bắt đầu từ đâu?” và chia sẻ một số kinh nghiệm thi IELTS của các thí sinh quốc tế. FLYER muốn nhấn mạnh rằng: Người mất gốc hoàn toàn khác so với người mới bắt đầu, một bên đã từng tiếp xúc với tiếng Anh nhưng bị vỡ nền tảng và một bên chưa từng tiếp xúc với tiếng Anh. Do vậy, lộ trình học cũng khác nhau hoàn toàn. Bên cạnh đó, vấn đề về thời gian học bao lâu cũng không có đáp án cụ thể. Để nâng tỷ lệ đạt band điểm mong muốn trong thời gian nhất định, bạn nên học theo các khóa học của trung tâm uy tín. FLYER chúc bạn học tốt.
>>> Xem thêm:
- Lộ trình học IELTS từ 0 đến 7.0 - 1 năm bứt phá tiếng Anh!
- Trọn bộ tài liệu học IELTS từ con số 0 lên 7.0+ IELTS miễn phí
- Top 5+ đầu sách IELTS cho người mới bắt đầu hay nhất mà bạn không nên bỏ qua