1. Triệu chứng của nhức mỏi mắt
Khi bị nhức mỏi mắt có thể có các dấu hiệu: Mắt bị đau hay bị kích thích; Khó tập trung khi nhìn; Hay bị khô hoặc chảy nước mắt; Cảm giác mắt bị mờ, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng...
Tình trạng này thường không phải quá nghiêm trọng nhưng vẫn là nguyên nhân gây nên nhiều khó chịu và phiền toái, mệt mỏi, mất khả năng tập trung hoặc làm giảm đi sự hiệu quả và năng suất làm việc.
Trong một số trường hợp đặc biệt, đau nhức mắt còn có khả năng là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Do vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần để mắt nghỉ ngơi, tránh làm việc với máy tính quá nhiều và nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị sớm.
2. Nguyên nhân nhức mắt do đâu?
Nhức mỏi mắt có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Bị hội chứng thị giác màn hình: Có thể gây ra một biểu hiện phổ biến là làm xuất hiện tình trạng nhức mỏi mắt, làm mất tập trung trong công việc hàng ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nguồn ánh sáng nguy hiểm gây hại cho mắt đến từ màn hình của các thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại, tivi,… hoặc từ đèn LED hoặc đèn huỳnh quang… gây ảnh hưởng tiêu cực khiến các tế bào võng mạc bị tổn thương, làm chết tế bào thị giác, rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực, thậm chí còn có thể làm tăng nguy cơ mù lòa.
Hội chứng này thường xảy ra ở những người làm văn phòng; người thường xuyên tiếp xúc liên tục với màn hình máy tính.
Tình trạng này có xu hướng tăng lên về số lượng người mắc khi ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho nhiều người sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là các đối tượng trẻ ngày càng lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ gây hại cho mắt về lâu dài.
- Nếu có các tật khúc xạ cần đi khám và chọn kính mắt có độ phù hợp.
- Giữ khoảng cách hợp lý trong khi đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, có thể sử dụng máy lọc không khí để hạn chế khói bụi sẽ hạn chế tình trạng đau nhức mắt.
- Nên bổ sung thêm các loại vitamin và các khoáng chất tốt cho đôi mắt qua việc lựa chọn các thực phẩm ăn hàng ngày.
- Đặc biệt tránh những tổn thương trực tiếp lên mắt.
Có hiện tượng bị khô mắt: Đây cũng là một nguyên nhân khiến mắt xuất hiện triệu chứng bị nhức mỏi, khô rát. Môi trường làm việc, làm việc nhiều với máy tính, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, tuổi tác và ô nhiễm không khí,... có thể làm xuất hiện và gia tăng hiện tượng này.
Bị đục thủy tinh thể: Nhức mỏi mắt, nhìn bị mờ, lóa sáng, nhìn thấy chấm đen… có thể là dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Đây là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục bởi tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài. bệnh làm thủy tinh thể không còn mềm dẻo đồng thời khả năng điều tiết linh hoạt cũng bị giảm đi. Điều này tác động đến việc tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào và làm suy yếu thị lực khiến mắt bị đau nhức đột ngột và bị mờ.
Thoái hóa điểm vàng: Có thể làm mắt của người bệnh bị nhức mỏi kèm theo đó là tình trạng nhìn đôi, nhìn hình bị méo mó. Chính vì thế, nếu gặp tình trạng nhức mỏi mắt, cũng nên chú ý đến nguy cơ mắc phải bệnh này với triệu chứng đặc trưng: Nhìn hình ảnh biến dạng, méo mó, cùng triệu chứng: mắt bị mờ vùng trung tâm, nhìn có điểm mờ đen trước mắt, bị rối loạn thị lực màu...
Một số nguyên nhân khác: Chấn thương mắt, đọc sách hoặc lái xe trong thời gian dài, tiếp xúc với ánh sáng chói liên tục, các bệnh lý hoặc các vấn đề về mắt (viêm bờ mi, viêm kết mạc, cận thị, loạn thị,...), bị dị vật vào mắt, cố gắng điều tiết mắt để nhìn trong điều kiện ánh sáng mờ, trạng thái người mệt mỏi hay căng thẳng... cũng là nguyên nhân làm mắt bị nhức mỏi.
3. Phòng ngừa tình trạng nhức mỏi mắt
Phòng ngừa đúng cách cũng có thể giúp hạn chế nguy cơ tình trạng nhức mỏi mắt. Một số gợi ý có thể áp dụng:
- Thiết lập những thói quen sinh hoạt tốt cho đôi mắt: Nên đeo kính khi ra ngoài đường để tránh khỏi bụi bẩn và bức xạ mặt trời; Không nhìn thẳng vào các nguồn ánh sáng chói...
- Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện tử mỗi ngày, sử dụng một cách hợp lý, dành thời gian cho mắt thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.