Bệnh hắc võng mạc xảy ra ở khoảng 6 đến 10 người trên 100.000 người, tùy thuộc vào giới tính và các yếu tố nguy cơ khác [1]. Bệnh ảnh hưởng đến vùng trung tâm của võng mạc, khiến tầm nhìn bị mờ hoặc méo mó, trường hợp nặng có thể gây mất thị lực. Vậy bệnh hắc võng mạc có nguy hiểm không? Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là gì? Mọi thông tin sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Trước khi tìm hiểu bệnh hắc võng mạc có nguy hiểm không, hãy tìm hiểu sơ qua về căn bệnh này. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chất lỏng tích tụ phía sau võng mạc. Chất lỏng có thể khiến võng mạc bị bong ra, dẫn đến các vấn đề về thị lực hoặc mất thị lực.
Hiện nay, vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng tinh thần, sử dụng corticosteroid, ngưng thở khi ngủ, ngủ không đều đặn được cho các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến một mắt hoặc cả hai mắt cùng lúc, các triệu chứng có thể bao gồm: Nhìn mờ, xuất hiện điểm đen ở giữa tầm nhìn, vật thể nhìn được nhỏ hơn so với thực tế… Tuy nhiên, bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Một người có thể mắc bệnh này nhưng không gặp vấn đề về thị lực. Điều trị bệnh chủ yếu bằng thuốc, liệu pháp quang đông hoặc phương pháp laser.
Bệnh hắc võng mạc có nguy hiểm không?
Bệnh hắc võng mạc là không quá nguy hiểm, thị lực của người bệnh thường tự phục hồi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng khoảng 4 - 6 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tiến triển mạn tính, gây ra một số biến chứng trầm trọng như: võng mạc bị teo và mất chức năng. Do đó, nếu được phát hiện sớm, hầu hết bệnh nhân có thể được điều trị thành công và tránh được nguy cơ suy giảm thị lực. Bệnh hắc võng mạc thường có tiên lượng tốt.
Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể đã được xác định có thể gây bệnh, thường bao gồm:
1. Trạng thái tinh thần căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng một loại steroid tự nhiên gọi là cortisol vào máu để giúp cơ thể bạn đối phó. Mặc dù cortisol rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng nồng độ cortisol liên tục tăng cao đôi khi gây ra vấn đề về sức khỏe, gây áp lực cho hệ thần kinh.
Cũng có nghi ngờ hợp lý rằng những bệnh nhân trải qua đau khổ về mặt cảm xúc hoặc tính cách loại A có nhiều khả năng bị căng thẳng mãn tính cũng có nguy cơ mắc bệnh hắc võng mạc cao hơn. Điều này là do cơ thể có thể sản xuất corticosteroid tự nhiên trong những tình huống căng thẳng và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao.
2. Ảnh hưởng do sử dụng corticosteroid
Sử dụng corticosteroid điều trị cho những trường hợp bị viêm, dị ứng, hoặc mắc các bệnh ngoài da, thậm chí một số bệnh về mắt, có thể có nguy cơ mắc bệnh hắc võng mạc. Ngoài ra, một nghiên cứu trên 60 người mắc hội chứng Cushing đặc trưng bởi mức cortisol rất cao và là một trong số nguyên nhân gây bệnh hắc võng mạc [2].
3. Thói quen ngủ không đều đặn
Thói quen ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, mất ngủ cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh hắc võng mạc. Đặc biệt là mất ngủ, ngủ gián đoạn, ngủ không ngon giấc chiếm tới 10% dân số thế giới và trở thành tình trạng bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
4. Tình trạng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn khiến bạn tạm ngừng thở khi đang ngủ. Mặc dù não cố gắng đánh thức bạn về ý thức về việc thở khi ngủ, nhưng thực tế bạn không hề biết điều đó. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc võng mạc.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh hắc võng mạc?
Bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở:
- Đàn ông trung niên
- Những người bị cận thị
- Người sử dụng thuốc corticosteroid
- Người thường xuyên căng thẳng tinh thần
- Mắc các bệnh tự nhiễm, bệnh lupus
- Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ
- Người mắc hội chứng Cushing (một rối loạn nội tiết với mức cortisol hoặc hormone căng thẳng tăng cao)
- Người bị tăng huyết áp
- Người đã từng cấy ghép nội tạng
Phương pháp điều trị hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Nhiều trường hợp bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Nhưng nếu điều trị chờ đợi và theo dõi bệnh không hiệu quả, bác sĩ có thể can thiệp bằng điều trị bằng nhiều phương pháp:
1. Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể giúp điều trị bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch. Ví dụ, yếu tố chống tăng trưởng nội mô mạch máu (anti-VEGF) có thể ngăn ngừa các mạch máu mới phát triển trong mắt bạn. Một số thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm chất lỏng.
Trong đó, spironolactone là chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid có thể giúp giảm chất lỏng liên quan đến bệnh hắc võng mạc. Trong một nghiên cứu hồi cứu được Acta Ophthalmologica ghi nhận, spironolactone đã cải thiện thị lực ở bệnh nhân trong suốt 8 tuần.
Bên cạnh đó là eplerenone là một chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid khác được cho là có tác dụng làm giảm dịch dưới võng mạc trong bệnh hắc võng mạc.
2. Sử dụng liệu pháp quang động
Đối với liệu pháp quang động, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc gọi là verteporfin vào cánh tay của người bệnh. Sau đó, thuốc sẽ đi đến mắt và bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu vào phần võng mạc bị rò rỉ. Tia laser trên verteporfin cũng có thể đóng lỗ rò.
3. Những phương pháp điều trị bằng laser khác
Phương pháp điều trị bằng laser nhiệt sử dụng tia laser nóng để bịt kín các vết rò rỉ. Laser vi xung sử dụng các xung laser nhỏ hơn, ngắn hơn… Tuy nhiên cần lưu ý, khi sử dụng tia laser để bịt kín chỗ rò rỉ không được sử dụng laser quá gần trung tâm điểm vàng vì có thể gây tổn thương thị lực trung tâm.
Thời gian hồi phục thị lực khi bị hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Hầu hết người mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch sẽ hồi phục trong vòng 4 đến 6 tháng mà không cần điều trị [3]. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài quá 12 không khỏi thì cần phải can thiệp điều trị. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu tiến triển nặng có thể dẫn đến những thay đổi khác như bong võng mạc hoặc bong võng mạc bọng nước. Do đó, có thể khuyến nghị điều trị nếu bệnh kéo dài hơn 6 tháng thay vì 12 tháng.
Một số lưu ý giúp người bệnh hắc võng mạc hồi phục nhanh hơn
Một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc cải thiện bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch.
1. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, tạo giấc ngủ sâu, không bị gián đoạn là việc làm tốt giúp người bệnh hắc võng mạc phục hồi nhanh hơn. Chất lượng giấc ngủ được cải thiện, mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, các mạch máu lưu thông tốt sẽ giúp mắt khỏe hơn và có thị lực tốt hơn.
2. Hạn chế caffeine, rượu và corticosteroid
Caffeine, rượu là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe và gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, rượu và cà phê cũng chứa chất gây căng thẳng, kích thích thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và đôi mắt. Corticosteroid cũng nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng để tránh tác động xấu đến quá trình điều trị và phục hồi của người mắc bệnh hắc võng mạc.
3. Tập thể dục thường xuyên
Kiểm soát và giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, các mạch máu lưu thông, các cơ được vận động đều đặn.
4. Đến gặp bác sĩ khi phát hiện vấn đề về thị lực
Người bệnh gặp các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, thị lực suy giảm, hoặc mất thị lực đột ngột cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám bệnh với chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh hắc võng mạc hoặc các bệnh lý khác về mắt, quý khách vui lòng liên hệ:
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc, bệnh hắc võng mạc có nguy hiểm không? Cùng với đó là các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Về cơ bản thì đây là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu bệnh tiến triển mạn tính sẽ gây các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Việc phát hiện, điều trị sớm là cần thiết đối với người bệnh.