Trong những năm gần đây, Kỹ xảo Điện ảnh (VFX) và Hoạt hình (Animation) là một trong những ngành công nghiệp đón đầu xu hướng, mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đam mê công việc sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ Việt Nam còn nhiều băn khoăn về 2 lĩnh vực này với những câu hỏi như: VFX và Animation là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Giữa chúng có mối liên hệ gì không? Hãy cùng VTC Academy Plus giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Visual effects là gì?
Visual effects (viết tắt là VFX) hay còn gọi là Kỹ xảo Điện ảnh, là quá trình xử lý các cảnh quay thật được thực hiện ở phim trường để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh và video bắt mắt cho các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình.
Một ví dụ của ứng dụng VFX giúp cảnh phim chân thực hơn
Việc ứng dụng VFX giúp các nhà sản xuất phim tiết kiệm rất nhiều, về cả thời gian và chi phí, cũng như hạn chế những tai nạn về người trong quá trình quay phim.
VFX là một bước tiến trong lĩnh vực phim ảnh vì nó đã giúp các nhà sản xuất hiện thực hóa được những ý tưởng mà tưởng chừng không làm được trong quá khứ.
Các thể loại VFX phổ biến
CGI - Computer Generated Imagery
Đây là thuật ngữ dùng để mô tả những kỹ thuật VFX được dựng bằng phần mềm máy tính, như các hình ảnh đồ họa 2D, kỹ xảo 3D, chuyển động 3D, … Tuy nhiên, CGI được dùng cho 3D VFX là chủ yếu.
3D Modeling, hay còn gọi là Dựng hình 3D là hoạt động được biết đến nhiều nhất trong CGI. Đây là quá trình xây dựng hình ảnh trong không gian 3 chiều, nó có thể là một vật thể, nhân vật hay bối cảnh môi trường xung quanh trong các đoạn phim.
Hình ảnh khủng long được dựng bằng kỹ thuật CGI trong phim Jurassic Park
CGI thường được dễ dàng nhận biết với các nhân vật hoặc hình thù không có thật như quái vật, rồng bay, khủng long, … Ngoài ra, kỹ thuật CGI còn được sử dụng để tạo ra những khung cảnh chân thật cho cảnh phim như hình ảnh một đoàn diễu hành vài nghìn người, vùng biển sâu hay bất kỳ nơi nào mà đoàn làm phim không đủ khả năng để quay trực tiếp.
Bên cạnh đó, CGI cũng được ứng dụng trong tạo hình nhân vật như có thể khiến cho một diễn viên trong trẻ hơn tuổi thật, như nhân vật Ego trong tác phẩm Guardians of the Galaxy (Vệ binh dải ngân hà).
Compositing
Compositing, hay còn được gọi là Chroma Keying, là quy trình tách phông xanh. Để có được những thước phim như mong muốn và giúp người xem có được trải nghiệm chân thật nhất, kỹ thuật VFX này được áp dụng để tạo ra hiệu ứng màu sắc, ánh sáng và cảnh quay đồng đều.
Cảnh phim được dựng với kỹ thuật Compositing trong bộ phim The Avengers
Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật này thì các cảnh quay phải được thực hiện trên phông nền xanh (thường là xanh lá). Trong công tác hậu kỳ, các nghệ sĩ VFX sử dụng hàng loạt các kỹ thuật phức tạp của Compositing để cắt các cảnh quay và loại bỏ màu xanh trên phông nền để ghép những màu sắc hoặc cảnh vật mà mình mong muốn.
Motion capture
Motion caption, với tên gọi khác là Mocap, là một loại công nghệ bắt chuyển động của vật thể. Đoàn làm phim sẽ ghi lại những chuyển động của diễn viên rồi đưa vào máy tính xử lý để tạo ra những hình ảnh chuyển động mong muốn.
Công nghệ này hoạt động dựa trên những nguyên lý cảm biến. Do đó mà chúng ta hay bắt gặp hình ảnh người diễn viên mặc các bộ đồ gắn nhiều thiết bị trong các đoạn video hậu trường. Những bộ đồ và thiết bị này sẽ ghi lại chuyển động của diễn viên một cách chính xác để máy tính có thể xử lý và tạo ra chuyển động ảo chân thật nhất.
Những bộ phim nổi tiếng được thực hiện dựa trên công nghệ Mocap là The Hobbit, Avatar, Avengers, Pacific Rim, …
Cơ hội nghề nghiệp với VFX
Với sự bùng nổ của ngành phim điện ảnh, Kỹ xảo Điện ảnh là một mảnh đất đầy hứa hẹn cho các bạn trẻ. Đây được đánh giá là một lĩnh vực đầy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội việc làm trên thị trường.
Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành kỹ xảo điện ảnh là:
- Compositor - Chuyên viên xử lý hậu kỳ
- Camera Tracker - Chuyên viên kỹ xảo Tracking
- Match Moving Artist - Chuyên viên bắt chuyển động mô hình 3D với vật thể trong cảnh quay thật
- Matte Painter - Họa sĩ vẽ bối cảnh
- Roto Artist - Chuyên gia xử lý cắt lớp ảnh
Animation là gì?
Animation là một loại hình nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, tức là tạo chuyển động bằng hình ảnh, thường được dùng trong phim ảnh, quảng cáo, trò chơi điện tử, …
Đây là một phương pháp thổi hồn cho những hình ảnh tĩnh, khiến chúng trông có sức sống và sống động hơn. Để làm được vậy, những người làm Animation phải sử dụng các công cụ máy tính về thiết kế và dựng phim để tạo ra sự chuyển động cho các vật thể.
Thay vì sử dụng các hình ảnh vẽ tay trên các tấm giấy bóng trong suốt (tấm celluloid) như trong hoạt hình truyền thống, ngày nay hầu hết các hình ảnh sử dụng trong Animation đều được tạo ra trên máy tính.
Các thể loại Animation
Traditional animation - Hoạt hình truyền thống
Đây là một loại hình hoạt hình cổ điển và nguyên thủy nhất trong ngành công nghiệp phim hoạt hình. Trong loại hình này, một chuỗi hình ảnh sẽ được vẽ tay trên các tấm celluloid, sau đó chúng được nối liền với nhau để tạo ra hiệu ứng chuyển động.
Thông thường, quy trình này sẽ kéo dài từ 12-24 tiếng. Vì vậy, trong giai đoạn này, việc sản xuất một bộ phim hoạt hình tương đối là khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức.
Stop Motion Animation - Hoạt hình tĩnh vật
Cũng như Hoạt hình truyền thống, Hoạt hình tĩnh vật là một thể loại hoạt hình đã có từ rất lâu trong ngành hoạt hình.
Để tạo ra một bộ phim Hoạt hình tĩnh vật, các nhân vật sẽ được dựng lên theo từng động tác cụ thể, sau đó được chụp hình lại và ghép thành một bộ phim hoàn chỉnh. Nhà sản xuất phim sẽ ghép các tấm hình tĩnh này lại với nhau để tạo cho người xem cảm giác như nhân vật đang chuyển động.
Trong Hoạt hình tĩnh vật sẽ gồm nhiều phân nhánh nhỏ như: cut out (sử dụng hình ảnh cắt dán), clay motion (sử dụng đất sét), … Một số bộ phim hoạt hình tĩnh vật mà được nhiều người biết đến là Shaun the Sheep (Chú cừu Shaun), Frankenweenie (Chó ma), Coraline (Cô bé Coraline), Chicken Run (Phi đội gà bay), …
2D Animation - Hoạt hình 2D
Hoạt hình 2D là một loại hình phim làm mưa làm gió trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Đây là phương thức tạo ra chuyển động trong không gian 2 chiều, bao gồm nhiều yếu tố như character (nhân vật), background (hậu cảnh, phông nền) và foreground (tiền cảnh, lớp ảnh). Tuy nhiên, về bản chất, hoạt hình 2D không có nhiều sự khác biệt so với hoạt hình truyền thống.
Phim hoạt hình Vùng đất linh hồn
Các tác phẩm hoạt hình 2D nổi tiếng phải kể đến như Lion King (Vua sư tử), Spirited Away (Vùng đất linh hồn), The Princess and the Frog, ….
3D Animation - Hoạt hình 3D
Theo bạn, 3D animation là gì? Loại hình này có gì khác với hoạt hình 2D? Đây là quy trình vẽ và tạo hiệu ứng chuyển động trong không gian 3 chiều, hầu hết là được thực hiện thông qua kỹ thuật render (kết xuất) từ các hình ảnh 3D trên máy tính.
Với sự phát triển của công nghệ CGI, Hoạt hình 3D đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đặc biệt phổ biến trong ngành phim hoạt hình trong những năm gần đây.
Phim hoạt hình Nữ hoàng băng giá
So với Hoạt hình 2D thì nhân vật trong 3D animation được đánh giá là đẹp mắt và có chiều sâu hơn, đem lại cảm giác sống động và chân thật hơn cho người xem. Vì thế làm 3D Animation người ta thường quan tâm nhiều đến các yếu tố tạo nên nhân vật trong 3D Animation.
Sự thành công của bộ phim Toy Story vào năm 1995 được xem là khởi đầu của ngành 3D Animation và mang thể loại phim này đến gần hơn với khán giả. Hiện nay, hàng nghìn bộ phim hoạt hình 3D xuất sắc đã được ra mắt và nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ khán giả như: Frozen (Nữ hoàng băng giá), Up (Vút bay), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Minions (Kẻ trộm mặt trăng), …
Xem thêm bài viết: Bộ 30+ thuật ngữ ngành 3D Animation cho người mới bắt đầu
Cơ hội nghề nghiệp với Animation
Hiện nay, Animation là một trong những vị trí hot luôn khát nhân sự trong ngành công nghiệp giải trí trên thế giới. Là một Animator, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phim ảnh, quảng cáo hoặc sản xuất game.
Một số vị trí nghề nghiệp phổ biến trong ngành là:
- 2D Animator - Chuyên viên diễn hoạt 2D
- 3D Animator - Chuyên viên diễn hoạt 3D
- Rigging Artist - Họa sĩ tạo hệ thống chuyển động cho mô hình 3D
- Lighting Artist - Kỹ thuật viên ánh sáng
- Texture Artist - Kỹ thuật viên về tô màu và làm vật liệu cho mô hình 3D
- Effect/Partical Artist - Kỹ thuật viên tạo hiệu ứng
Sự khác nhau giữa VFX và Animation
VFXAnimationĐịnh nghĩaVisual effects (VFX) hay còn gọi là Kỹ xảo Điện ảnh, là quá trình xử lý các cảnh quay thật được thực hiện ở phim trường để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh và video bắt mắt cho các tác phẩm điện ảnh.Animation là một loại hình nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, tức là tạo chuyển động bằng hình ảnh, thường được dùng trong phim ảnh, quảng cáo, trò chơi điện tử, …Phần mềm chủ yếuAdobe After Effects, Adobe Photoshop, Autodesk Maya, 3Ds Max, Blackmagic Fusion, Foundry’s Nuke,…Adobe Photoshop, Autodesk Maya, 3Ds Max, Blender,…Đối tượng thực hiệnNhững cảnh quay thậtCác hình ảnh, tạo hình bằng tranh, đất sét hoặc sử dụng con rối (puppets)Ứng dụngCác sản phẩm Truyền thông & Giải trí như Phim ảnh, MV ca nhạc, TVC quảng cáo,…Các sản phẩm Phim ảnh, Hoạt hình, Quảng cáo, Game,…Tác phẩm điển hìnhAvatar, Avengers, Spiderman, Game of Thrones,…Toy Story, Minions, Frozen, Fly,…Vị trí công việcCompositor, Roto Artist, Match Moving Artist,…2D/3D Animator, Rigging Artist, Effect/Partical Artist, Texturing Artist,…Kết luận
Tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng trên thực tế, giữa VFX và Animation không có sự cách biệt quá lớn. Phần lớn các sản phẩm phim ảnh hay hoạt hình đều có sự góp mặt của hai quy trình này. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bắt gặp cả 2 trong cùng một bộ phim như Your name (Tên cậu là gì?), Monsters, Inc. (Công ty Quái vật), The Jungle Book (Cậu bé rừng xanh), …
Nếu chỉ đơn thuần sử dụng các hình ảnh chuyển động thì sẽ gây nhàm chán cho người xem, chính vì vậy mà sự cộng hưởng giữa Kỹ xảo Điện ảnh và hoạt hình 3D đã và đang mang đến nhiều sự bứt phá trong nền điện ảnh, biến những hình ảnh vốn chỉ trong trí tưởng tượng trở nên sống động và mới mẻ trong mắt khán giả.
Ứng dụng 3D Animation và VFX trong phim Alita: Thiên thần chiến binh
Đứng trước những tiềm năng phát triển rộng mở của ngành 3D Animation và VFX, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội gia nhập nền điện ảnh Việt Nam ngay lúc này. Tuy nhiên, để có thể trở thành một Artist chuyên nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng trong ngành. Vì vậy, việc học hỏi ở một môi trường đào tạo chuyên nghiệp là điều bạn nên xem xét lúc này.
Nếu bạn đam mê công việc Kỹ xảo hoạt hình 3D, thì bạn có thể tham khảo khóa học 3D Animation tại VTC Academy Plus. Chương trình học Thiết kế 3D tại VTC Academy được thiết kế dựa trên mô hình năng lực cốt lõi với 70% thời gian thực hành sẽ giúp các bạn phát triển một sản phẩm 3D hoàn thiện và trang bị các kỹ năng sử dụng thuần thục bộ công cụ: Autodesk Maya, Substance Painter, Zbrush, bộ phần mềm Adobe (Photoshop, Illustrator, After Effects, Premiere), Unreal Engine… Trong đó, phần mềm Autodesk Maya - phần mềm vẽ 3D thông dụng trong ngành thiết kế 3D, thường được ứng dụng trong những kỹ xảo đồ hoạ ở các game/ phim bom tấn… được VTC Academy đào sâu vào giảng dạy cho học viên.
Tại đây, bạn không chỉ được học những kiến thức căn bản với chuyên gia đầu ngành mà còn được tham gia các dự án thực tế để được cọ sát năng lực bản thân và được tiếp cận sớm với thị trường việc làm. Khóa học này sẽ đem đến cho bạn:
- Lộ trình học tập bài bản, từng cơ bản đến chuyên sâu
- Nội dung đào tạo được thiết kế theo chuẩn quốc tế, luôn được cập nhật theo xu hướng của ngành
- Môi trường học chuẩn quốc tế 5 sao với đầy đủ thiết bị hiện đại
- Xây dựng hồ sơ năng lực chuyên nghiệp với những dự án chất lượng, trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng
Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ với VTC Academy Plus ngay nhé!