Kế toán là gì? Kiểm toán là gì? Kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Ưu nhược điểm của hai ngành nghề này? Cùng Anpha tìm hiểu ngay dưới bài viết.
Kế toán và kiểm toán là công việc liên quan đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ chặt chẽ nhưng vẫn có sự khác biệt về một số thao tác đặc thù. Cùng Anpha tìm hiểu sự khác biệt giữa kế toán và kiểm toán trong bài viết sau đây nhé.
Kế toán là gì? Kiểm toán là gì?
1. Kế toán là gì?
Kế toán (tiếng Anh là Accounting) là người chịu trách nhiệm đo lường, xử lý, ghi chép thu chi, dữ liệu tài chính và lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Thêm nữa, kế toán viên còn có nhiệm vụ lưu trữ sổ sách, chứng từ và toàn bộ tài liệu quan trọng của công ty.
Tất cả thông tin, số liệu mà kế toán cung cấp đều phải chính xác và minh bạch không chỉ nhằm mục đích kê khai cho cơ quan nhà nước mà còn để chủ doanh nghiệp cân đối, điều chỉnh và phát triển kế hoạch kinh doanh.
2. Kiểm toán là gì?
Nếu kế toán chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tài chính thông qua báo cáo tài chính thì công việc của kiểm toán (audit) là kiểm tra và xác minh tính chính xác của những báo cáo tài chính đó.
Nghĩa là kiểm toán viên sẽ thu thập, đối chiếu và đánh giá thông tin mà kế toán cung cấp dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và quy định hiện hành của pháp luật.
Có thể nói, báo cáo kiểm toán là căn cứ vô cùng tin cậy đối với nhà đầu tư trong việc đánh giá mức độ tin cậy, sự minh bạch và tính chuẩn xác của báo cáo tài chính. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để đánh giá mức độ chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
Kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào?
Trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa kế toán và kiểm toán, nhưng dựa vào những đặc điểm sau đây bạn sẽ thấy được sự khác biệt một cách dễ dàng.
1. Thời điểm bắt đầu công việc
2. Hệ thống phương pháp
3. Tính chất công việc
4. Phạm vi công việc
5. Đơn vị chủ quản
6. Các báo cáo và thời gian hoàn thành
Ưu nhược điểm của kế toán và kiểm toán
1. Ưu điểm kế toán và kiểm toán
➤ Đối với kiểm toán
- Được đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên từ kinh nghiệm thực tế của các anh chị đi trước, hoặc từ các chương trình đào tạo theo cấp bậc của công ty kiểm toán độc lập;
- Được va chạm, làm việc với nhiều loại hình công ty: ngân hàng, công ty sản xuất, công ty thương mại, doanh nghiệp tư nhân… là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm ở nhiều ngành nghề;
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp khi được tiếp xúc với nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn, tạo mối quan hệ tốt;
- Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian bởi những áp lực từ công việc;
- Khi đã tích lũy được kinh nghiệm chuyên môn và đủ vốn, kiểm toán viên có thể suy nghĩ đến việc thành lập công ty dịch vụ kiểm toán.
Nếu bạn đang có kế hoạch trở thành kiểm toán viên và từng bước thành lập công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, tham khảo 2 bài viết dưới đây của Anpha nhé:
>> Thủ tục, hồ sơ và điều kiện thành lập công ty kiểm toán độc lập;
>> Dịch vụ thành lập công ty kiểm toán.
➤ Đối với kế toán
- Được tiếp xúc và làm quen với nhiều phần mềm kế toán;
- Học hỏi được nhiều kiến thức nghiệp vụ, có cơ hội thăng tiến trong tương lai;
- Lượng công việc của kế toán viên khá ổn định, không chịu quá nhiều áp lực trừ các khoảng thời gian chốt sổ cuối tháng, cuối năm;
- Có thể thành lập công ty dịch vụ kế toán nếu xây dựng được nhiều mối quan hệ, có vốn và tích lũy đủ kinh nghiệm thực tế.
Bạn tham khảo thêm 2 bài viết sau nếu đang có dự định, kế hoạch trở thành chủ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán nhé.
>> Điều kiện, thủ tục bắt buộc khi thành lập công ty dịch vụ kế toán;
>> Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ kế toán.
2. Nhược điểm kế toán và kiểm toán
➤ Đối với kiểm toán
- Khối lượng công việc lớn, nhiều áp lực;
- Yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận, luôn minh bạch và khách quan;
- Bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn về kiểm toán và cả kế toán.
➤ Đối với kế toán
- Tính chất công việc rập khuôn, dễ gây ra cảm giác nhàm chán trong công việc;
- Đòi hỏi sự chính xác 100% từ những số liệu nhỏ nhất nên gây nhiều áp lực trong công việc.
Các câu hỏi liên quan đến kế toán kiểm toán
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.