Em chuẩn bị ra trường em bằng tốt nghiệp của em là chuyên nghành quản trị kinh doanh nhưng gia định định hướng cho em làm công việc kế toán. Bây giờ em phải đi học chứng chỉ kế toán để xin việc và bổ sung vào hồ sơ, admin cho em hỏi học chứng chỉ kế toán trong bao lâu và nên học chứng chỉ nào thì tốt, mong nhận được tư vấn từ Admin.
Đỗ Thảo Linh - Hà Nội
Chứng chỉ kế toán là gì? chứng chỉ kế toán trong bao lâu? Chứng chỉ kế toán có giới hạn thời gian không? Thi chứng chỉ có khó không? Có phải tất cả những điều này làm bạn đang thắc mắc nhiều thứ đúng không nào. Ngoài bạn Linh biên tập viên tại trang Tuyển Sinh ĐHCĐ đã nhận được nhiều thắc mắc tương tự.
Chứng chỉ kế toán là gì?
Hiện nay, theo như Thông tư mới nhà nước thì thời hạn của chứng chỉ kế toán số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 với giấy chứng chỉ hành nghề kế toán sẽ có thời hạn tối đa là 60 tháng tức là 5 năm. Đặc biệt, nó chỉ có hiệu lực không quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán.
Chứng chỉ kế toán được hiểu là văn bằng được cấp cho người đã vượt qua các khóa học ôn tập chuyên nghành và kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán do các đơn vị có quyền cấp phép tổ chức.Hiện tại chứng chỉ kế toán được phần thành nhiều loại: chưng hành nghề quốc tế và chứng chỉ hành nghề kế toán trong nước như: chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ kế toán thuế, chứng chỉ đại lý kế toán …..
Có Bao Nhiêu Loại Chứng Chỉ Kế Toán
Hiện tại, có rất nhiều loại chứng chỉ kế toán được nhà nước cấp phép đào tạo và sử dụng hiện tại bạn có thể tham khảo như sau:
Chứng chỉ đào tạo kế toán ngắn hạn: Loại chứng chỉ này do các trung tâm đào tạo được cấp phép mở các khóa học kế toán ngắn hạn từ 1 tháng - 3 tháng sau khi kết thúc khóa học, hoàn thành bài kiểm tra đánh giá sẽ được nhận chứng chỉ kế toán ngắn hạn như: kế toán tổng hợp, kế toán máy, kế toán thuế …. loại chứng chỉ chỉ này là phổ biến nhất. Bạn có thể sử dụng để xin việc trong các doanh nghiệp tư nhân, bổ sung vào hồ sơ tuy nhiên nếu xin việc vào các cơ quan nhà nước bạn sẽ không được ưu ái.
Các trung tâm đào tạo chứng chỉ này uy tín và thực tế như: VinaTrain Việt Nam, Kế Toán Thiên Ưng, Kế toán Đức Minh…
Chứng chỉ hành nghề sơ cấp kế toán: Đây là chứng chỉ do các trường day nghề hệ trung cấp, cao đẳng và đại học cấp phép cho học viên khi hoàn thành khóa học đào tạo kế toán sơ cấp thời gian từ 6 tháng -1 năm. Chứng chỉ này phù hợp với người học trái nghành hoặc không học đại học cần bổ sung văn bằng xin việc trong nhà nước nhưng thời gian ngắn. Khi có chứng chỉ hành nghề sơ cấp bạn sẽ được học liên thông lên hệ cao đẳng, đại học. Tại các doanh nghiệp tư nhân không để ý tới chứng chỉ này.
Các trường đại học, cao đăng có chuyên nghành đào tạo kế toán kiểm toán đều có lớp này: Đại học kinh tế quốc dân, học viên tài chính, cao đẳng công thương…
Chứng chỉ kế toán viên (trước đây gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán) là chứng chỉ công nhận trình độ, năng lực của một kế toán viên do Bộ Tài chính cấp sau khi người dự thi hoàn thành đạt yêu cầu kỳ thi cấp chứng chỉ được tổ chức hàng năm.
Chứng chỉ này bạn sẽ đăng ký các kỳ thi do bộ tài chính tổ chức định kỳ hàng năm
Chứng chỉ kế toán trưởng: Đây là chứng chỉ kế toán dành cho những ai có chuyên môn muốn thăng tiến trong công việc. Để nhận được chứng chỉ hành nghề kế toán trưởng bạn phải đạt yêu cầu tuyển sinh hồ sơ theo quy định của bộ tài chính. Sau khi hoàn thành khóa học, vượt qua bài thi sẽ đượ các đơn vị đào tạo là các trường đại học được bộ Tài Chính cấp phép sẽ cấp chứng chỉ kế toán trưởng.
Các trường đại học đào tạo chưng chỉ kế toán trưởng như: đại học Tôn Đức Thắng, Đai học kinh tế quốc dân, đại học Thương Mai, học viện Tài Chính …
Chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế: ACCA; CIMA, CPA ….là nhưng chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế, dành cho những ai muốn xin việc vào các tập đoàn đa quốc gia, làm việc theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Các trung tâm đào tạo chứng chỉ này có chương trình và thời gian đào tạo từ 3-6 tháng có những chứng chỉ lên tới 2 năm mới hoàn thành kháo học. Sau đó bạn vượt qua kỳ thi đạt yêu cầu là được cấp chứng chỉ. Đây là chứng chỉ có giá trị khi hành nghề kế toán tuy nhiên không thực sự bắt buộc phải có vì nhiều doanh nghiệp Việt Nam không đánh giá cao chứng chỉ này do chuẩn mực kế toán Việt Nam làm việc khác với ké toán quốc tế.
Các trung tâm đào tạo uy tín như: Smartrain, Toppica , Vietsourcing…
Chứng chỉ hành nghề kế toán: Chứng chỉ hành nghề kế toán còn được gọi là CPA do Bộ Tài Chính Việt Nam cấp. Chứng chỉ hành nghề kế toán là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức nghề nghiệp và trình độ, năng lực của một kế toán viên. Sau khi người dự thi hoàn thành đạt yêu cầu kỳ thi cấp chứng chỉ được tổ chức hàng năm thì sẽ được chứng chỉ hành nghề kế toán. Mỗi kế toán viên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký thi thì mới có thể nhận được cấp giấy chứng chỉ kế toán này.
Để đạt được chứng chỉ hành nghề kế toán bạn phải vượt qua 4 môn thi đó là: Thuế và quản lý thuế nâng cao, Kế toán tài chính, Pháp luật về kinh tế, Luật doanh nghiệp, Kế toán quản trị nâng cao do cơ quan có thẩm quyền ra đề.
Những kỹ năng kế toán được đào tạo trong quá trình học
Trong suốt quá trình học, các kế toán viên sẽ được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần có như:
- Các kế toán viên phải biết được cách xử lý một số thông tin, các số liệu, thu thập tài liệu kế toán theo từng đối tượng và nội dung của công việc kế toán, theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán chuyên nghiệp.
- Nắm được cách kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính của công ty và các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn hình thành tài sản; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính của đơn vị tổ chức.
- Phân tích số liệu kế toán ,tìm hiểu một số thông tin,tham mưu, đưa các giải pháp thiết thực để phục vụ yêu cầu quản trị.
- Các kế toán viên phải biết và lập báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị bên cạnh đó còn cung cấp số liệu kế toán hằng năm theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập dự toán và thực hiện các phương án tài chính kế toán.
- Tiến hành tổ chức và điều hành hệ thống kế toán trong đơn vị tổ chức mà mình đang đảm nhiệm.
- Các kế toán còn phải biết tự tạo lập doanh nghiệp về tư vấn;một số dịch vụ kế toán, kiểm toán của đơn vị.
- Có tính làm việc độc lập về chuyên môn với tác phong chuyên nghiệp và am hiểu về lĩnh vực kế toán viên.
Chứng chỉ kế toán học bao lâu?
- Để nhận được chứng chỉ kế toán, thì các bạn cần phải trải qua quá trình tôi luyện và học hành chăm chỉ trong suốt thời gian dài.
- Đối với các bạn kế toán học hệ đại học thì thời gian đào tạo là từ 3.5 đến 4 năm.
- Còn những kế toán viên muốn rút ngắn thời gian học và mong muốn chứng chỉ hệ cao đẳng thì thời gian đào tạo kế toán hệ cao đẳng ngắn hơn là từ 2 đến 2.5 năm sẽ được nhận chứng chỉ.
- Với hệ trung cấp thời gian đào tạo sẽ là: 2 năm đối với các bạn đã tốt nghiệp THPT và 2 năm 3 tháng đối với học viên chưa tốt nghiệp THPT.
Đó là hình thứ đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Còn với những bạn muốn học rút ngắn thời gian qua các trung tâm thì thời gian sẽ bao lâu?
- Với khóa học cho người mới bắt đầu, học viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng, để hiểu rõ bản chất của ngành nghề kế toán trước khi đi sâu vào chuyên môn, hướng dẫn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ cơ bản phục vụ cho công việc. Thời gian của khóa học này sẽ kéo dài trong 1.5 - 2 tháng.
- Hầu hết các trung tâm sẽ có rất nhiều khóa học đào tạo kế toán từ cơ bản, đến chuyên sâu. Mỗi khóa học không chỉ cung cấp cho các bạn một chứng chỉ mà còn là những kiến thức cho hành trang ngành nghề kế toán.
- Còn khóa học kế toán tổng hợp, thời gian đào tạo trung bình từ 2.5 tháng. Mặc dù thời gian ngắn là vậy nhưng học viên cũng sẽ được cung cấp đầy đủ những kiến thức để có thể đảm nhận nhiều vị trí trong lĩnh vực kế toán.
- Khóa học kế toán thuế thì hầu hết các giảng viên sẽ trau dồi cho các bạn mọi kiến thức về thuê ở lĩnh vực kế toán này , thực hành xử lý các hóa đơn, chứng từ thường gặp. Và thời gian thường sẽ là 1 tháng.
Như vậy, dựa vào nhu cầu hiện tại của mình bạn Nhi có thể tìm các khóa học đào tạo cấp chưng chỉ kế toán phù hợp để theo học. Nếu bạn cần ôn tập kiến thức thực tế và xin việc lại có chứng chỉ thì nên học khóa đào tạo kế toán ngắn hạn để có công việc ngay với những ưu thế là: học phí giẻ, thực tế, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
Các trung tam đào tạo kế toán tổng hợp trên thị trường rất nhiều bạn có thể dễ dàng tìm cho mình 1 khóa học phù hợp.
Tạm kết:
Qua một số thông tin hữu ích này của chúng tôi chắc hẳn các bạn đã biết được “Chứng chỉ kế toán trong bao lâu” và những kiến thức cần chuẩn bị cho nghề kế toán viên của mình rồi đúng không. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho các bạn nhiều kiến thức hơn về kế toán. Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Ngọc Diễm