Nếu du lịch Cao Bằng bạn sẽ đi những đâu? Bạn đã biết Cao Bằng có những địa điểm nào đẹp, nổi tiếng và hấp dẫn chưa? Cùng SaoDieu.vn khám phá ngay nhé!
Khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó2>
Vị trí: Khu di tích lịch sử Pác Bó nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là cụm di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng người trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941-1945).
Pác Bó- nơi Bác Hồ đã sống và làm việc suốt những năm tháng đầu sau khi trở về nước
Bài thơ nổi tiếng mà Bác Hồ đã sáng tác về thời gian ở Pác Bó với tên gọi Tức cảnh Pác Bó như sau:
“Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Để đảm bảo an toàn khi làm việc, Bác Hồ đã làm việc trong hang Cốc Bó, hang Lũng Lạn và Khuổi Nậm. Đây là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng, nơi cho ra đời những văn kiện lịch sử quý giá, nơi đề ra những chiến lược, sách lược cách mạng thay đổi cả vận mệnh dân tộc.
- Hang Cốc Bó: nơi bác làm việc và nghỉ ngơi, rộng khoảng 80 mét vuông, cửa hang nhỏ chỉ vừa một người đi, trong hang vẫn còn một bộ bàn ghế mà Bác đà từng ngồi làm việc.
Nơi ngủ của Bác trong hang Cốc Bó
- Suối Lê-nin: đây là dóng suối Bác đặt tên khi sống ở hang Pác Bó, Người thường ngồi câu cá ở suối này và lấy tên vị lãnh tụ của cách mạng Nga là V.I.Lê-nin để đặt tên cho dòng suối.
Suối Lê-nin, nơi Người vẫn thường ngồi câu cá lúc nghỉ ngơi
- Núi Các-Mác: phái trên hang Pác Bó nơi Bác sống có một ngọn núi đá cao, Người đặt tên đây là núi Các-Mác, tên của người đã bắt đầu cho lý tưởng Đảng Cộng sản trên toàn thế giới.
Núi Các Mác gần ngay suối Lê-nin, phía trên hang Pác Bó
- Nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà đầu tiên Bác ở khi mới trở về từ nước ngoài để chỉ đạo cách mạng. Sau để đảm bảo an toàn Bác đã chuyển vào sống trong hang núi Cốc Bó.
Đường vào nhà ông Lý Quốc Súng, nơi đầu tiên Bác ở sau khi về nước
- Rất nhiều những địa điểm và di tích gắn liền với lịch sử cách mạng ta thời tiền cách mạng tháng Tám khác trong cụm di tích lịch sử Pác Bó như:
+ Hang Lũng Lạn: nơi Bác đã từng ở trong cuối tháng 3 năm 1941
+ Hang Ngườm Vài: nơi Bác đã trực tiếp dự và hướng dẫn kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng
+ Cột mốc 108: nơi đầu tiên Bác đặt chân lên sau 30 năm xa quê hương với hai câu thơ nổi tiếng trong bài thơ Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên:
“Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”
+ Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh và quảng trường nằm trên dãy núi Linh Sơn
+ Mộ Kim Đồng: người thiếu niên ưu tú, hình tượng anh hùng của thiếu niên Việt Nam, nằm ở chân núi Tèo Lài, làng Nà Mạ.
+ Lán Khuổi Nậm: nơi Bác ở lâu nhất, nằm ở ngay cửa rừng, an toàn và bí mật, được dựng theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc, diện tích nhỏ chỉ chừng 12 mét vuông.
Thác Bản Giốc2>
Vị trí: thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện Trùng Khánh chừng 20km về phía Đông Bắc.
Thác Bản Giốc chính là một kỳ quan thiên nhiên, là một trong 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới và cũng là ngọn thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới với vẻ đẹp nổi bật và cực kỳ hùng vĩ.
Thác Bản Giốc - bản hùng ca nới núi rừng Cao Bằng hùng vĩ
Đã có rất nhiều bài báo, tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thác Bản Giốc, cũng đã có rất rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Cao Bằng thăm thác Bản Giốc và tất cả vẫn bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của dòng thác hùng vĩ này.
Thác rộng khoảng 100 mét, cao 70 mét và sâu 60 mét, phần thác chính thuộc địa phận cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Thác gồm hai tầng: tầng cao nhất của thác là những con suối nhỏ chảy xiết, lối đi là những đường mòn, dễ trơn trượt; tầng thứ hai là một lòng hồ nhỏ rộng chừng 30m.
Đến Bản Giốc, bạn có thể đi thuyền để ra sông ngắm thác, chụp ảnh rất thú vị. Thời gian đẹp nhất để đến thăm thác Bản Giốc là khoảng tháng 6 đến tháng 10, đặc biệt là tháng 9 - tháng 10 là lúc thác nhiều nước nhất và cảnh quan đẹp nhất khi là lúc mùa lúa chín.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm2>
Vị trí: Chùa Phật Tích Trúc Lâm nằm dưới chân thác Bản Giốc, chỉ cách thác chừng 500m, là ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương của tổ quốc ta. Được khởi công từ giữa năm 2013, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc nằm ở núi Phía Nhằm, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm - chốn linh thiêng nơi miền biên cương
Chùa mang đầy đủ kiến trúc của một ngôi chùa truyền thống Việt Nam, gồm những phần chính như: tam quan, lầu chuông, lầu trống, bàn thờ Tam bảo, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, đền thờ Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương, nhà khách cùng nhiều hạng mục nhỏ khác.
Từ trên chùa, du khách sẽ có thể ngắm nhìn được toàn bộ khung cảnh của thác Bản Giốc, bao trọn cả một vùng núi non hoang sơ và hùng vĩ. Vãn cảnh chùa, để thấy lòng mình thảnh thơi trong tâm hồn, để thấy chốn biên cương bình yên và đẹp đẽ.
Động Ngườm Ngao2>
Động Ngườm Ngao cách thác Bản Giốc khoảng 3km, được xếp vào top những hang động đẹp nhất cả nước ta bởi sở hữu hệ thống măng đá và nhũ đá vô cùng sinh động và đẹp mắt.
Người dân tộc Tày ở Cao Bằng đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là Động Hổ. Truyền thuyết kể rằng xưa kia trong hang động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, cũng có câu chuyện kể rằng những tiếng gầm rú phát ra là do tiếng suối trong lòng hang chảy mà tạo ra âm thanh như tiếng hổ gầm rất dữ tợn.
Động Ngườm Ngao với những nhũ đá, măng đá có màu sắc và hình dáng độc đáo, kỳ ảo
Tổng chiều dài của động Ngườm Ngao dài 2.144m, với 3 cửa chính là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn. Nhiệt độ trong hang lúc nào cũng mát mẻ, chỉ từ 18-25 độ C, khiến khách tham quan thấy rất dễ chịu và thoải mái cả mùa đông lẫn mùa hè.
Đến đây, du khách đến thăm động sẽ được chiêm ngưỡng những khối nhũ đá vô cùng đẹp mắt, kỳ thú như bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá hay cây tơ hồng. Có cả hình dáng cây san hô hay những con tàu, rồi thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, rồi cột đá cô đơn… tất cả đều là quá trình tạo tác của tự nhiên mà không hề có bàn tay sắp đặt.
Hồ Thăng Hen2>
Vị trí: hồ Thăng Hen ở địa phận xã Trà Lĩnh, nằm giữa một vùng núi đá ở độ cao từ 800 - 1000m so với mặt nước biển nhưng quanh năm chẳng bao giờ cạn nước, bất kể thời tiết có khô hạn như thế nào.
Địa điểm du lịch Cao Bằng- hồ Thang Hen hoang sơ và hùng vĩ
Hăng Then là một quần thể gồm 36 hồ nhỏ tự nhiên, cách xa nhau từ vài chục đến vài trăm mét, có bờ ngăn nhưng lại được thông với nhau bằng những mạch nước ngầm dưới lòng đất.
Tên hồ được đặt bằng tên theo tiếng địa phương ví dụ như Nà Ma, Thang Loong, Thang Hôi, Thang Vạt… Trong đó Thăng Hen là hồ nước có diện tích lớn nhất, với chiều dài 2000m, rộng 50m, bao quanh là những mỏm đá tai mèo, những cánh rừng già nguyên sinh một màu xanh biếc.
Du khách đến Thăng Hen có thể thuê thuyền để du ngoạn hồ, câu cá, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ nơi đây.Trong lòng hồ có rất nhiều loại tôm, cá lớn nhỏ khác nhau tạo nên một lượng thủy sản rất phong phú, đa dạng, là nguồn thực phẩm dồi dào cho bà con nơi đây
Di tích chiến thắng chiến dịch biên giới 19502>
Vị trí: khu di tích chiến thắng chiến dịch biên giới 1950 nằm trải dài trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nhưng tập trung ở thị trấn Đông Khê và xã Đức Long.
Ngôi nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch biên giới 1950
Đến tham quan khu di chiến dịch biên giới 1950, du khách sẽ được đến thăm những địa điểm lịch sử nổi tiếng như:
- Nhà trưng bày tư liệu lịch sử về chiến dịch Đông Khê, di tích đồn Đông Khê,
- Vị trí đài quan sát nơi chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo chiến dịch biên giới ở xóm Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An
- Trải nghiệm men theo vách núi đá để chinh phục núi Báo Đông và thăm tượng đài quan sát của Bác Hồ ở chiến dịch Biên giới trên ngọn núi Báo Đông
- Giao lưu văn hóa với bà con ở các bản làng người dân tộc quanh vùng
Rừng Trần Hưng Đạo2>
Vị trí: rừng Trần Hưng Đạo nằm ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, cách thành phố Cao Bằng 50km. Khu di tích gồm 5 điểm di tích chính là: Rừng Trần Hưng Đạo, Hang Thẳm Khẩu, Vạ Phá, đồn Phay Khắt và đồn Nà Ngần.
Rừng Trần Hưng Đạo là khu rừng cách đây hơn 70 năm, vào ngày 22.12 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Rừng Trần Hưng Đạo là di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt và là nơi được du khách luôn muốn tìm đến thăm mỗi khi du lịch Cao Bằng
Đến thăm rừng Trần Hưng Đạo, du khách sẽ được thăm những địa danh, chiêm ngưỡng những hiện vật gắn liền với quân đội nhân dân từ ngày đầu thành lập, về cuộc đồi hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm hai di tích Phay Khắt, Nà Ngần nơi diễn ra hai trận đánh đầu tiên của quân đội ta.
Đến khu rừng, hình ảnh gây ấn tượng nhất cho du khách là bức phù điêu 34 chiến sĩ của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gốc sau sau già nơi giương cao lá cờ đỏ sao vàng chứng kiến sự ra đời của tiền thân quân đội Việt Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Đen - Phja Oắc2>
Vị trí: khu bảo tồn thiên thiên, du lịch sinh thái Phja Đen - Phja Oac bao gồm các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc của huyện Nguyên Bình, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 60km.
Khung cảnh bình yên ở khu bảo tồn Phia Oac
Phja Oac (hay Phia Oac) có hệ sinh thái rất đa dạng với rất nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm đang được bảo tồn. Phia Oac được thiên nhiên ban tặng cho một khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm, độ cao gần 2000m so với mặt nước biển với những dải rừng thông bạt ngàn tươi tốt.
Tại khu bảo tồn Phia Oac, có một nơi mà các nhà khoa học gọi là rừng rêu, một khu rừng mang khí hậu ôn đới. Tất cả cây cối trong rừng rêu đều cành lá la đà, thân xanh mụp rêu, những cây trúc mọc kín các đỉnh núi và rất nhiều những gốc cây cổ thụ rêu mốc giữa rừng trúc xanh. Du khách sẽ được thỏa sức khám phá và chiêm ngưỡng sự nguyên sơ của núi rừng Cao Bằng.
Đèo Mã Phục2>
Vị trí: cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 20km về phía đông, nằm trên đường đi từ thành phố Cao Bằng, đèo Mã Phục nằm trên địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Đèo Mã Phục là một trong 9 đường đèo hiểm trở và ấn tượng nhất Việt Nam, là một trong những cung đèo mà bất cứ một phượt thủ hay du khách nào đều có mong muốn được một lần chinh phục và chiêm ngưỡng.
Một góc quanh co của đèo Mã Phục - đỉnh đèo nổi tiếng của Cao Bằng
Đèo Mã Phục sở hữu một vùng khí hậu rất đặc biệt, khi mùa đông thì lạnh đến tê tái nhưng mùa hè lại mát mẻ đến lạ kỳ. Đây chính là khí hậu đã sản sinh ra đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh, chỉ cần ra khỏi vùng đèo Mã Phục, giống hạt dẻ này sẽ còi cọc và không cho ra được hương vị thơm ngon vốn có.
Đèo Mã Phục không quá nguy hiểm như Ô Quy Đầu hay Mã Pí Lèng nhưng cũng không dễ dàng để chinh phục và khiến ai lần đầu tiên đến đây cũng không khỏi lo sợ và hồi hộp.
Từ đỉnh đèo, du khách có thể ngắm nhìn thung lũng phía dưới chân núi, một khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, bình yên đầy thơ mộng. Con đường mềm mại, uốn lượn theo chân núi và cánh đồng lúa, đâu đó những nếp nhà nho nhỏ nấp mình dưới những tán cây xanh… Khung cảnh tươi đẹp ấy là món quà tặng mà thiên nhiên từ đèo Mã Phục dành tặng cho mỗi du khách.
Ngắm tam giác mạch ở Trùng Khánh, Quảng Uyên và Trà Lĩnh2>
Cao Bằng chính là một trong ba địa điểm có tam giác mạch nở đẹp nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, vào khoảng tháng 4 - tháng 5 và vào dịp cuối thu đầu đông từ tháng 9 đến tháng 11 chính là những thời điểm Cao Bằng đẹp miên man với những đồng hoa tam giác mạch.
Để ngắm tam giác mạch, du khách có thể đến Trà Lĩnh, Trùng Khánh hay Quảng Uyên, đó là những nơi mỗi độ hè sang, đông đến ngậm tràn sắc hồng tím của một loài hoa dân dã. Những cánh đồng hoa trải dài như những dải lùa hồng vắt ngang lên triền núi hùng vỹ mà tạo hóa đã khéo léo dệt nên.
Bằng bàn tay, sự cần cù, chăm chỉ chịu khó của những người dân nơi núi cao Cao Bằng trở nên lãng mạn và thơ mộng hơn bao giờ hết
Cùng Sáo diều sắp xếp ngay một kế hoạch du lịch Cao Bằng trong thời gian tới các bạn nhé! Những địa đanh nổi tiếng cùng những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Cao Bằng đang chờ đón bạn khám phá đấy! Lên kế hoạch, chuẩn bị phương tiện và đi thôi nào!