Bái Đính là một trong hai ngôi chùa lớn nhất tại Đông Nam Á, thuộc quần thể khu di tích lịch sử Hoa Lư - Ninh Bình. Nếu bạn có kế hoạch tới Bái Đính mà chưa biết cần chuẩn bị những gì thì hãy bỏ túi những kinh nghiệm đi lễ chùa tại Bái Đính trong bài viết này cùng Vinshop nhé.
NHẬP BÁNH LỄ NGAY!
1. Giới thiệu về chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính nằm ở phía Tây của khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây được xem là một vị trí đắc địa khi Bái Đính cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 20km, cách cố đô Hoa Lư 5km và cách khu du lịch Tràng An - Ninh Bình khoảng 11.5km. Chùa Bái Đính là một địa danh nổi tiếng tại Ninh Bình với tuổi đời hơn 1000 năm tuổi gắn liền với 3 triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê và triều nhà Lý tại Việt Nam.
Theo các tài liệu để lại, chùa Bái Đính cổ chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1121 bởi Lý quốc sư Nguyễn Minh Không. Chùa Bái Đính mới được tu sửa và mở rộng vào năm 2005, chủ trì kiến trúc mới là kiến trúc sư Hoàng Đạo Kinh và được đầu tư xây dựng bởi doanh nhân Nguyễn Văn Trường. Chùa Bái Đính cổ thờ thần Cao Sơn, thiền sư Nguyễn Minh Không, Phật và Tiên. Dù đã được tu sửa nhưng về cơ bản thì những vị thần được thờ tại chùa vẫn giữ nguyên. Chùa Bái Đính có tổng diện tích khuôn viên rộng khoảng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, bên cạnh đó là các công trình đang trong thời gian xây dựng khác nữa.
2. Kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính chi tiết
2.1. Thời điểm nên đi chùa Bái Đính
Mỗi một mùa chùa lại có một nét đẹp riêng do đó bạn có thể ghé thăm quan chùa Bái Đính bất cứ lúc nào. Tuy nhiên hằng năm, theo phong tục của người Việt Nam, du khách thập phương thường tới tham quan và chiêm bái vào mùa xuân. Đặc biệt là vào dịp tết, mọi người sẽ bắt đầu đi lễ chùa từ chiều mùng 1 tết, tiếp theo sẽ đến lễ hội chùa Bái Đính Được khai mạc vào ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chính vì vậy, bạn nên đi lễ chùa Bái Đính vào dịp tết âm lịch để viếng Phật, vãn cảnh chùa, cầu may mắn bình an cho năm mới và tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc mùa xuân tại nơi đây. Tuy nhiên, dịp tết chính là lúc chùa đông đảo du khách nhất nên nếu bạn không thích sự đông đúc, ồn ào thì có thể ghé thăm chùa vào thời điểm từ đầu tháng 4 đến tháng 5 âm lịch hoặc ghé thăm vào thời điểm khác trong năm.
2.2. Cách di chuyển đến chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính cách thành phố Hà Nội khoảng 96 km về phía Nam, từ Hà Nội tới Chùa Bái Đính bạn có thể di chuyển bằng xe khách, phương tiện cá nhân và tàu hoả.
- Di chuyển bằng xe khách
Từ Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát hoặc bến xe Yên Nghĩa tới bến xe Ninh Bình. Trung bình khoảng 30 phút sẽ có 1 chuyến khởi hành từ nhiều nhà xe khác nhau với giá vé khoảng 70.000đ - 80.000đ/người. Tới bến xe Ninh Bình bạn có thể tiếp tục di chuyển tới khu chùa Bái Đính bằng xe bus hoặc taxi với giá từ 130.000đ/lượt.
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hoặc muốn chủ động trong chuyến đi thì bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng.
Lộ trình đi như sau:
Dành cho xe máy: Từ Hà Nội bạn di chuyển theo quốc lộ 1A qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến trung tâm thành phố Ninh Bình. Sau đó sau đó bạn sẽ rẽ phải vào đường DT477B và tiếp tục di chuyển đến cầu Trường Yên và đi thêm khoảng 5km nữa bạn sẽ đến với Chùa Bái Đính. Bạn sẽ mất khoảng 2 giờ để di chuyển tới Bái Đính bằng xe máy.
Dành cho ô tô: Di Chuyển theo đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, với khoảng cách 90km trong thời gian khoảng 1 tiếng. Đi tới trung tâm thành phố Ninh Bình và đi theo chỉ dẫn khoảng 20km bạn sẽ tới khu chùa Bái Đính.
- Di chuyển bằng tàu hoả
Nếu di chuyển bằng tàu hoả bạn sẽ di chuyển từ Ga Hà Nội tới Ga Ninh Bình trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Từ ga Ninh Bình bạn có thể bắt taxi hoặc xe bus tới Bái Đính. Giá vé tàu hoả dao động từ 70.000đ - 120.000đ/người tuỳ vị trí chỗ ngồi.
2.3.Giá vé tham quan chùa Bái Đính
Hiện nay, chùa Bái Đính mở cửa miễn phí cho tất cả khách du lịch tham quan tại đây. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng xe điện, hướng dẫn viên du lịch hay tham quan Bảo Tháp Bái Đính bạn có thể mua vé với mức giá sau:
- Giá vé xe điện: 30.000đ/người/lượt và 60.000đ/người/khứ hồi (Miễn phí vé xe điện cho trẻ em dưới 1m và trẻ em trên 1m tính giá người lớn)
- Thuê hướng dẫn viên du lịch với mức giá từ 300.000đ.
- Giá vé tham quan Bảo Tháp Bái Đính là 50.000đ/khách.
2.4. Các địa điểm tham quan trong chùa Bái Đính
Đến với chùa Bái Đính bạn sẽ được tham quan khu vực chùa Bái Đính cổ tự với những nét kiến trúc cổ xưa và nét kiến trúc tân tiến của khu vực chùa Bái Đính mới.
Đền thờ thần cao Sơn
Đền thờ thần Cao Sơn là đền thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Theo sách xưa thì đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh sống khi còn nhỏ. Đền thờ thần Cao Sơn được xây dựng tựa lưng vào núi và được xây dựng từ thời nhà Đinh (968 - 980).
Đền thờ Thánh Nguyễn
Đền thờ Thánh Nguyễn đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không - người đã phát hiện và xây dựng chùa Bái Đính đầu tiên trong lịch sử. Ngôi đền được xây dựng theo thế “ Tựa núi nhìn sông”, kiến trúc tổng thể của ngôi đền theo kiểu “Tiền nhất hậu công” tạo nên một công trình kiến trúc hài hoà, vững chãi. Bên trong có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sinh động, hình hoa mềm mại, hình rồng, lân khỏe khoắn mạnh mẽ.
Giếng Ngọc
Theo truyền thuyết kể lại, Giếng Ngọc được thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua Lý Thần Tông và người dân. Giếng Ngọc được nằm dưới chân núi Bái Đính, nổi bật như chính tên gọi của nó với một thiết kế vô cùng độc đáo. Giếng ngọc được công nhận là giếng chùa lớn nhất Việt Nam với độ sâu 6m và đường kính 30m. Cùng với đó là dòng nước trong xanh mát lạnh màu ngọc bích tạo nên một vẻ đẹp vô cùng nổi bật giữa khu di tích Bái Đính.
Hang Sáng, Động Tối
Hang Sáng và Động Tối là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất tại khu chùa Bái Đính, đây là một món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho ngôi chùa này. Du khách sẽ phải vượt qua 300 bậc thang đá để tới cổng Tam Quan sau đó đi tới ngã ba bên cạnh dốc để đến với khu vực Hang Sáng, Động Tối. Hang Sáng là nơi để thờ các vị Thần và các vị Phật, còn Động Tối là nơi để thờ các vị Mẫu và Tiên. Ở đây, bạn có thể ngồi thiền hoặc có thể chiêm ngưỡng những khối thạch nhũ nhiều hình dạng độc đáo và bắt mắt.
Tháp Chuông
Đến khu vực chùa Bái Đính bạn không nên bỏ qua Tháp Chuông, nơi đây thuộc khu vực chùa Bái Đính tân tự, được xây dựng năm 2005 với chiều cao 22m và đường kính 17m. Tòa tháp được xây dựng theo thiết kế giả gỗ với kiến trúc mô phỏng theo hình ảnh của các tháp chuông thời xưa. Tại Tháp Chuông có treo một quả chuông đồng nặng 36 tấn khắc nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán. Đây cũng là tháp có quả chuông lớn nhất Việt Nam.
Trên đây là một số điểm du lịch nổi tiếng tại chùa Bái Đính, ngoài ra còn rất nhiều địa điểm khác bạn có thể tham quan tại khu di tích này như: Bảo Tháp chùa Bái Đính, Tháp Xá lợi Phật, Tượng phật Di Lặc, Điện Quan,...
2.5.Lưu ý khi lễ chùa Bái Đính
- Khi đi chùa Bái Đính, tốt nhất bạn nên đi giày thể thao thoải mái mềm mại để tiện cho việc di chuyển cũng như bảo vệ đôi chân của mình vì tại đây phần lớn bạn sẽ phải leo núi hoặc leo bậc thang.
- Khi vào chùa bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự, thoải mái, không nên lựa chọn những bộ đồ bó sát, hở hang vì đây là một ngôi chùa linh thiêng.
- Nếu bạn muốn mua quà lưu niệm thì bạn nên đi xuống khu vực dưới núi, tại đây sẽ bán rất nhiều món quà hấp dẫn với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với ở trên núi.
- Tới đây vào nhân dịp đầu xuân, bạn có thể sẽ gặp những cơn mưa phùn do đó bạn nên mang theo cho mình một chiếc ô nhé.
- Đặc biệt, bạn hãy mang cho mình một ít tiền lẻ để có thể quyên góp vào hòm công đức của nhà chùa hoặc cầu may mắn cho bản thân, gia đình và bạn bè trong năm mới.
3. Gợi ý những địa điểm tham quan quanh chùa Bái Đính
Nếu bạn tới Bái Đính trong vòng 1 đến 2 ngày, bạn có thể tham quan thêm một số địa điểm du lịch quanh chùa Bái Đính như:
- Khu du lịch Tràng An Ninh Bình: Trang An là một khu du lịch sinh thái thuộc quần thể khu di sản thế giới Tràng An. Nơi đây cách khu vực chùa Bái Đính khoảng 11.5km. Tới đây bạn sẽ được thư giãn ngắm cảnh nước non hùng vĩ trong xanh của sông nước vùng Tràng An.
- Cố đô Hoa Lư: Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc đặc sắc được UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới Tràng An. Nơi đây cách khu vực di tích Bái Đính khoảng 9km. Nếu tới Bái Đính vào mùa xuân, bạn hãy ghé qua Cố đô Hoa Lư để tham gia các lễ hội truyền thống đặc sắc nhằm tưởng niệm các vị vua đã có công xây dựng đất nước điển hình như lễ hội Đền La, lễ hội Đền Thái Vi, lễ hội đền Thánh Nguyễn…
- Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nằm tại Ngũ Nhạc Sơn, thuộc quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc. Khu du lịch này hiện được Thủ tướng chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Chùa Bái Đính cách Tam Cốc- Bích Động khoảng 26km.
Trên đây là chi tiết những kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bái Đính, bạn hãy cùng Vinshop tham khảo và lưu lại để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại chốn linh thiêng tuyệt vời này nhé.
VinShop đang có chương trình nhập bánh lễ GPR với nhiều ưu đãi hấp dẫn, tải app VinShop để nhập hàng ngay nhé!
NHẬP BÁNH LỄ NGAY!