Nội dung
I. DHA là gì?
II. DHA có tác dụng gì?
III. Bổ sung DHA loại nào tốt?
IV. Cách bổ sung DHA hiệu quả cao
I. DHA LÀ GÌ?
DHA là một loại acid béo không no thuộc nhóm acid béo Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng, cơ thể người không thể tự tổng hợp được DHA, mà phải bổ sung thông qua thực phẩm ăn hàng ngày. DHA có nhiều tác dụng, và ở mỗi độ tuổi khác nhau DHA sẽ chịu vai trò phù hợp với sứ mệnh của nó.
DHA có tác dụng gì cho trẻ? DHA là một chất rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác cũng như sự phát triển hệ xương của trẻ. Cụ thể:
- Phát triển trí não: DHA được đánh giá là chất không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ của trẻ. Bởi nó chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu như trong quá trình phát triển của trẻ không được cung cấp đầy đủ DHA thì sẽ có chỉ số IQ thấp hơn, trẻ học tập có phần kém hơn so với bình thường.
- Hoàn thiện chức năng nhìn của mắt: Không chỉ tốt cho não bộ, DHA rất cần thiết cho mắt. Vì DHA là chất rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, và nó cũng chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc - là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Do đó, bổ sung thiếu DHA cũng là một trong những lý do khiến trẻ có thị lực kém hơn bình thường.
-
Tăng miễn dịch: DHA là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ. Nghe có vẻ lạ nhưng không hề lạ. DHA tham gia vào quá trình sản xuất chất chống viêm nhờ tác động lên chuyển hóa eicosanoid. Bên cạnh đó, DHA giúp kích hoạt tế bào T, làm giảm biểu hiện của MHC lớp II và các nguyên tử gắn kết ICAM-1 lên tế bào APC. Không những thế, DHA có thể giúp giảm hoặc ức chế sản xuất Cytokine gây viêm IL-1, IL-6 và TNFalpha, thông qua tương tác với PPARs, giúp điều hòa đáp ứng tế bào và phản ứng viêm. Ngoài ra, các chất trung gian chuyển hóa từ EPA và DHA có tác dụng phòng và điều trị viêm.
- Tăng khối lượng xương: Khoa học đã chứng minh, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh, và nó giúp tham gia vào việc cấu tạo khung xương của trẻ và duy trì và tăng khối lượng xương.
Nếu như ở trẻ nhỏ DHA là “viên gạch” giúp xây dựng, hoàn thiện và tăng cường chức năng não bộ, thị lực. Thì ở người trưởng thành DHA đóng vai trò duy trì cũng như cải thiện chức năng não bộ, khả năng ghi nhớ, tập trung và thị lực đôi mắt.
Đồng thời, duy trì sự chắc khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương về sau tối đa, bằng việc cân bằng mức mất đi hàng ngày và tái tạo tế bào xương mới.
DHA là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ:
- Với thai nhi: Như đã biết, DHA là chất béo phổ biến nhất trong não và võng mạc mắt. Mà não bộ và mắt của trẻ bắt đầu được hình thành ngay từ khi còn còn là thai nhi trong bụng mẹ. Do đó, quá trình mang thai việc mẹ bổ sung đủ DHA sẽ giúp cơ thể thai nhi phát triển đầy đủ về não, hệ thống thần kinh, mắt. Không chỉ đảm bảo sự phát triển của tất cả các phần trong bộ não mà DHA còn hỗ trợ sự kết nối giữa các tế bào thần kinh.
- Với mẹ bầu: DHA giúp giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật ở thời gian mang thai. Bên cạnh đó, DHA còn có vai trò trong cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh cũng như giảm các vấn đề về các bệnh lý mãn kinh sau này như bệnh tim mạch, loãng xương... Mặt khác, khi bổ sung đầy đủ DHA trong thai kỳ còn kích thích cơ thể mẹ bầu sản xuất nhiều hồng cầu trong máu, từ đó giúp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai nhi, về cả trí tuệ lẫn thể chất.
Người lớn tuổi được uống DHA đầy đủ thường xuyên sẽ giúp trí óc luôn được minh mẫn, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer thường gặp khi về già.
Cùng với đó, DHA còn có tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, thị giác kém, mắt mờ, khô mắt, nhức mỏi mắt, đục thủy tinh thể…
Đồng thời, DHA còn có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, và triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và mỡ trong máu cao, giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ, ở người lớn tuổi.
Sau khi tìm hiểu được những tác dụng của DHA đối với sức khỏe, đặc biệt là chức năng não bộ và đôi mắt nên việc bổ sung DHA nên được thực hiện thường xuyên. Vậy, muốn bổ sung DHA chọn loại nào tốt?
Các nhà khoa học cho biết, DHA có trong rất nhiều loại thực phẩm từ thịt, cá, rau, củ quả, hạt… Tuy nhiên, hàm lượng được tìm thấy nhiều nhất và dễ dàng được cơ thể người hấp thụ nhất là DHA từ cá.
Lưu ý, nên chọn DHA được chiết tách từ các loại cá sạch để đảm bảo không chứa dư lượng thức ăn công nghiệp, kim loại nặng, thủy ngân... Và Anchovy một trong những loại cá nguyên liệu sản xuất DHA tốt hàng đầu hiện nay.
Anchovy là loại cá sống ở tầng nước mặt sạch tại các vùng đại dương cách xa đất liền. Vì vậy, tránh xa được những tác động của con người làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như nguồn thức ăn của chúng. Qua đó, có được những cá thể cá sạch, không chứa dư lượng chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng và thủy ngân.
Vì vậy, DHA cho bé từ cá Anchovy được đánh giá rất cao và sử dụng an toàn với cả những trường hợp nhạy cảm như mẹ bầu và trẻ nhỏ.
Bên cạnh nguồn gốc, dạng điều chế DHA cũng rất quan trong trong việc sử dụng. Theo đó, với nhóm đối tượng trẻ sơ sinh nên chọn DHA dạng nhỏ giọt. Chúng vừa dễ sử dụng và dễ dàng được hấp thụ qua hệ tiêu hóa non nớt của trẻ lúc này.
Đến giai đoạn lớn hơn, khi trẻ biết ăn, nhai có thể chuyển sang các dạng kẹo có thêm vị trái cây để át đi mùi tanh của cá, giúp trẻ thích thú hơn trong việc sử dụng.
Còn đối với người trường thành, có thể đa dạng loại DHA bổ sung hơn. Nhưng nhớ chọn những sản phẩm được bao bọc kỹ lưỡng để tránh mùi tanh không mấy dễ chịu của cá.
Khi đã biết, uống DHA có tác dụng gì và đó đều là những lợi ích vô cùng quan trong đối với cơ thể, thì cần uống cách nào để có được kết quả như ý?
Trước tiên người tiêu dùng cần biết, DHA bản chất là một chất béo. Và theo các tài liệu khoa học đã chứng mình được rằng, chất béo chỉ tan tốt nhất trong chất béo. Do đó, thời điểm uống DHA cho hiệu quả hấp thụ cao nhất chính là trước hoặc ngay sau bữa ăn. Vì, trong thức ăn đưa vào cơ thể thường có chất béo, khi DHA gặp chất béo sẽ được hòa tan tốt, hỗ trợ quá trình hấp thụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả cao.
Ngoài ra, DHA còn có thể được bổ sung vào thời điểm trước khi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Vì theo các nhà nghiên cứu, DHA với tác dụng giúp tế bào thần kinh kết nối với nhau, sẽ hỗ trợ trẻ em cũng như người lớn ít bị mất ngủ hơn và giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ.
LỜI KẾT
Thông qua bài chia sẻ, vấn đề DHA có tác dụng gì đã được giải đáp rất chi tiết. Trong quá trình tìm hiểu, bạn đọc có phát sinh vấn đề cần được giài đáp thêm về tác dụng của DHA hoặc bất kể thông tin sức khỏe muốn biết nào khác hãy để lại câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 63 69 11
Xem thêm:
- Có nên bổ sung DHA cho trẻ 6 tháng tuổi
- Khi nào nên bổ sung DHA cho bé